Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn? Nguyên tắc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn? Bồi thường thiệt hại do hành lang bảo vệ công trình được tính như thế nào?
Chúng ta có thể thấy các công trình công cộng hiện nay ngày càng phổ biến và được chú trọng phát triển hơn, Nhà nước ta cũng có các quy định và chính sách để phát triển các công trình công cộng này và cũng có quy định cụ thể về Đất xây dựng công trình công cộng. Tại bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới một vấn đề cụ thể xoay quanh nội dung đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật Đất đai 2013
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn
Địa phương tôi đang công tác có một trường hợp hộ gia đình đã đăng ký và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này được cấp theo bản đồ hiện trạng năm 2010 và bản đồ này đã đo cả bờ kênh tiêu rộng 2m vào đất ở của hộ gia đình này (trước đây theo bản đồ hiện trạng năm 1993 thì không có). Hiện nay UBND xã chúng tôi muốn giải phóng hành lang, lập lại bờ kênh tiêu cũ. Để lấy lại diện tích đất trước kia là bờ kênh tiêu của hộ gia đình này thì UBND xã phải tiến hành như thế nào? Trân trọng cám ơn.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 157
“3. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại Điều 56
Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định tại Điều 69 Luật đất đai năm 2013 như sau:
– Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
– Gửi thông báo thu hồi đất đến từng người có đất bị thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
– Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
– Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Như vậy, nay nhà nước muốn lấy lại phần bờ kênh tiêu này thì phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.
2. Nguyên tắc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn
Nguyên tắc đầu tiên khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ đó là thực hiện sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình. (Khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai 2013)
Thứ hai đó là trong trường hợp người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình. (khoản 3 Điều 157 Luật Đất đai 2013)
Theo đó có thể kết luận về vấn đề này đó là khi xây dựng hành lang bảo vệ cho các công trình công cộng cần thực hiện đúng theo các nguyên tắc do pháp luật quy định, bởi chỉ khi thực hiện theo các nguyên tắc sẽ đảm bảo tính an toàn, khả thi và đúng quy định của pháp luật, tránh các rủi ro và sự cố không đáng có.
3. Bồi thường thiệt hại do hành lang bảo vệ công trình được tính như thế nào?
Đối với việc bồi thường thiệt hại do hành lang bảo vệ công trình được pháp luật quy định cụ thể căn cứ theo Điều 94
3.1. Trường hợp làm thay đổi mục đích sử dụng đất
Trong trường hợp việc xây dựng công trình hành lang bảo vệ mà làm thay đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc từ đất ở sang đất nông nghiệp thì “mức bồi thường” thiệt hại được xác định cụ thể: Tiền bồi thường thiệt hại = (giá đất tính bình quân mỗi m2 – giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở hoặc giá đất nông nghiệp tính bình quan cho mỗi m2) x Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất.
Đối với các trường hợp xây dựng hành lang bảo vệ mà làm thay đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất nông nghiệp thì mức bồi thường thiệt hại được xác định cụ thể đó là: Tiền bồi thường thiệt hại = (Giá đất phi nông nghiệp không phải đất ở tính bình quân mỗi m2 – Giá đất nông nghiệp tính bình quân cho mỗi m2) x Diện tích đất bị thay đổi mục đích sử dụng đất.
3.2. Không làm thay đổi mục đích sử dụng đất nhưng làm hạn chế khả năng sử dụng đất
Trong trường hợp xây dựng hành lang bảo vệ làm hạn chế khả năng sử dụng đất thì xác định mức bồi thường thiệt hại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương theo pháp luật quy định thì đối với nhà ở, công trình xây dựng khác và các tài sản khác gắn liền với đất nằm trong phạm vi hành lang an toàn bị thiệt hại do phải giải tỏa thì được bồi thường theo mức thiệt hại theo quy định.
Đối với việc thực hiện các công trình xây dựng hành lang bảo vệ an toàn công trình và công trình đó xây dựng chiếm một khoảng không theo quy định của pháp luật trong trường hợp đó việc không gian đó mà trên 70% diện tích thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng thì phần diện tích đất còn lại cũng được bồi thường theo quy định của pháp luật. Theo đó thì các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất trong hành lang an toàn thì được bố trí tái định cư; được bồi thường chi phí di chuyển, và được hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.