Lấn chiếm diện tích đất của nhà hàng xóm. Lấn chiếm và xây dựng trên phần diện tích đất lấn chiếm.
Lấn chiếm diện tích đất của nhà hàng xóm. Lấn chiếm và xây dựng trên phần diện tích đất lấn chiếm.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi. Bìa đỏ của tôi và nhà hàng xóm được cấp vào tháng 6 năm 2014 nhưng bây giờ gia đình bên kia lại làm công trình lên phần đất của gia đình tôi và nói rằng đó là phần đất của họ trước đây khai phá mà có. Vậy bây giờ gia đình tôi phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Điều 12, Điều 202, Điều 204, Điều 205 Luật đất đai 2013.
– Điều 88, Điều 89, 90 và 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
– Khoản 57, Khoản 58 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
2. Giải quyết vấn đề
Diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ giấy tờ, nếu thời điểm tháng 6/2014 bạn và hàng xóm đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất thì đã thể hiện mốc ranh giới giữa các thửa, đã có bản đồ trích lục đo đạc đúng phần diện tích đất của gia đình bạn. Tuy nhiên, bạn có đưa ra thông tin nhà hàng xóm lấn chiếm và xây dựng công trình trên đất. Để giải quyết vấn đề nêu trên trước tiên bạn cần phải có cơ sở để chứng minh họ đang lấn chiếm đất sang phần diện tích đất nhà bạn. Đối với tranh chấp đất đai ưu tiên là việc hòa giải giữa hai bên, nếu hai bên không thể hòa giải thì phải nhờ đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Theo quy định tại Điều 202
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất
– Giấy tờ khác có liên quan
Tuy nhiên, không phải lúc nào hòa giải cũng đạt được kết quả, nếu qua hòa giải mà các bên không thể thống nhất giải quyết được với nhau về phần diện tích đất lấn chiếm thuộc về ai thì bạn thực hiện thủ tục khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi có bất động sản.
Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ khởi kiện gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – bản sao chứng thực
– Sổ hộ khẩu – bản sao chứng thực
>>> Luật sư tư vấn lấn chiếm diện tích đất của nhà hàng xóm: 1900.6568
– Chứng minh nhân dân/ Thẻ căn cước công dân – bản sao chứng thực
– Biên bản hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã ( phường)
– Các giấy tờ liên quan khác: Sổ địa chính,giấy tờ chứng minh nguồn gốc mảnh đất…
3. Kết luận
Để giải quyết được vấn đề tranh chấp mà bạn và hàng xóm thì bạn sẽ yêu cầu hòa giải trước, nếu không đạt được thì tiến hành khởi kiện theo hồ sơ nêu trên.