Phụ cấp kiêm nhiệm là phụ cấp lương cho công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ hai hay nhiều chức vụ lãnh đạo cùng một lúc nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ. Vậy kiêm nhiệm là gì? Cách tính và chi trả phụ cấp kiêm nhiệm?
Mục lục bài viết
1. Kiêm nhiệm là gì?
Kiêm nhiệm hay chức vụ kiêm nhiệm hay là chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Người được phân công kiêm nhiệm chức vụ, kiêm nhiệm công việc sẽ được trả thêm một khoản phụ cấp kiêm nhiệm.
2. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
Theo quy định tại Điều 3 có chỉ rõ nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương theo hướng dẫn tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang ban hành ngày 14 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2005. Về mặt nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Đối với các lao động có chức vụ trong khu vực nhà nước nếu đã hưởng lương chức vụ thì không hưởng phụ cấp chức vụ.
Các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang giữ chức danh lãnh đạo thông qua các hình thức bầu cử hoặc bổ nhiệm sẽ được xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo hiện đang giữ. Trong trường hợp cá nhân kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo không giống nhau thì áp dụng khi xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Đối với lao động hợp đồng, hai khoản này vẫn có thể áp dụng đồng thời do thỏa thuận của các bên.
Chỉ được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm khi trong trường hợp cá nhân giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị, mà cá nhân này đã vào biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm. Phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ được trả cùng kì lương tháng, tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do thỏa thuận của các bên. Hệ số phụ cấp kiêm nhiệm gồm có nhiều mức, cao hay thấp phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp căn cứ theo phụ cấp lương kiêm nhiệm.
3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
Các đối tượng đang kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo thông qua hình thức bầu cử hoặc bổ nhiệm ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị khác đã vào biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. Cũng tương tự phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp trách nhiệm cũng có những điểm giống và khác nhau với phụ cấp kiêm nhiệm. Phụ cấp trách nhiệm là phụ cấp lương cho người lao động vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo hoặc làm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định mức lương.
4. Mức phụ cấp và cách tính trả chế độ phụ cấp kiêm nhiệm:
Mức phụ cấp và cách tính trả chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác:
Căn cứ theo quy định tại
Cách tính trả phụ cấp được áp dụng theo công thức: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm = Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm x Mức lương tối thiểu chung x 10%.
Áp dụng từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác, trả cùng kỳ lương hàng tháng và loại ra ngoài khi tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
5. Mức phụ cấp đối sỹ quan:
Thông tư 25/2007/TT-BQP thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với sĩ quan kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác do Bộ Quốc phòng ban hành, ban hành ngày 12 tháng 02 năm 2007, có hiệu lực từ ngày 13 tháng 03 năm 2007. Đối với sỹ quan hưởng phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng công chức: Bằng 10% mức lương cấp hàm + với phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
Công thức được xác định: Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh = Hệ số lương cấp hàm + với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng x Mức lương cơ sở x 10%.
6. Nguyên tắc và cách tính trả:
– Sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian công tác các chức vụ đó. Nếu chức danh lãnh đạo đó chấm dứt vì bất kỳ một do nào như miễn nhiệm, bãi nhiệm thì tháng tiếp theo sẽ không được hưởng nữa.
– Sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, sĩ quan đang giữ chức danh lãnh đạo đứng đầu ở một cơ quan, đơn vị trong quân đội thuộc biên chế trả lương áp dụng theo chế độ tài chính hiện hàng của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm, được tính bắt đầu từ khi có
– Mức phụ cấp kiêm nhiệm không được tính vào lương khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Trong 1 cơ quan có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ Nguyễn Văn B đã giữ chức vụ là phó trưởng phòng của 1 phòng X. Bây giờ được bầu cử thêm 1 chức vụ trưởng phòng Y khác thì sẽ không được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Bởi vì, trong một cơ quan, đơn vị có 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ Nguyễn Văn B đã giữ chức vụ là phó trưởng thường trực 1 phòng, nay cán bộ Nguyễn Văn B này được đơn vị bầu cử thêm 1 chức vụ trưởng phòng khác trong chính cơ quan đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 3
7. Tiền lương kiêm nhiệm của công chức, viên chức:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư tư vấn: Có thể vận dụng văn bản quy phạm pháp luật nào để tính chế độ tiền lương kiêm nhiệm của công chức, viên chức. Cụ thể: 01 công chức, viên chức chuyên viên cơ quan cấp trên kiêm thêm nhiệm vụ công chức, viên chức chuyên viên của một đơn vị cấp dưới thì tính tiền lương kiêm nhiệm như thế nào? Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không nói rõ chức vụ, chức danh của người kiêm nhiệm và chức danh kiêm nhiệm, nên việc xác định phụ cấp, chế độ đối với việc kiêm nhiệm thực hiện như sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo được quy định tại Khoản 2 Điều 6
“2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.”
Mức phụ cấp và cách tính trả theo quy định tại Mục III Thông tư 78/2005/TT-BNV như sau:
“III. MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ
1. Mức phụ cấp:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
2. Cách tính trả phụ cấp.
a) Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:
b) Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơnvị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.
c) Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”
Thứ hai, trường hợp kiêm nhiệm công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo thì thực hiện chi trả phụ cấp theo quy định tại Thông tư 05/2005/TT-BNV như sau:
“I. PHẠM VI ÁP DỤNG:
Phụ cấp trách nhiệm công việc áp dụng đối với cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, do tính chất, đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử và do bổ nhiệm (không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).
II. MỨC PHỤ CẤP VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Mức phụ cấp
Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
2. Đối tượng áp dụng các mức phụ cấp trách nhiệm công việc:
a) Mức 1, hệ số 0,5; áp dụng đối với:
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của các phòng Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 2, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 3, Bảo vệ sức khoẻ Trung ương 5 thuộc Bệnh viện Hữu nghị và phòng Bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương phía Nam thuộc Bệnh viện Thống nhất;
Lái xe phục vụ các chức danh từ Phó Thủ tướng Chính phủ và tương đương trở lên.
b) Mức 2, hệ số 0,3 áp dụng đối với:
Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
Trạm trưởng, Trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;
Cán bộ, viên chức trực tiếp vận hành, bảo dưỡng máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, người xử lý mẫu và nguồn phóng xạ kín, hở, an toàn phóng xạ;
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các khoa, bộ phận hồi sức cấp cứu và trực tiếp phục vụ cấp cứu bệnh nhân tại trạm cấp cứu 05;
Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục thuộc biên chế trả lương của các trường chuyên biệt;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng I;
Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao Quốc gia;
Lái xe phục vụ chức danh Bộ trưởng và tương đương;
Trưởng kho vật liệu nổ, nhân viên cung ứng vật liệu nổ.
c) Mức 3, hệ số 0,2 áp dụng đối với:
Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm khoa học kỹ thuật của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
Phó trạm trưởng, Phó trại trưởng các trạm, trại nuôi trồng cây con, thuốc quý hiếm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm y, dược khoa và làm thuốc;
Cán bộ, viên chức bảo vệ, vận chuyển, làm việc với các mẫu và nguồn phóng xạ kín và hở; kiểm tra độ phóng xạ khu vực máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C và trung tâm đo phóng xạ; phục vụ công tác an toàn máy gia tốc điện tử MT-17, máy phát nơtron NA-3C, vệ sinh khu vực máy, kho nguồn và trung tâm đo phóng xạ;
Tổ trưởng các ngành địa chất, khí tượng thuỷ văn, khảo sát, đo đạc, trồng rừng và điều tra rừng;
Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;
Trưởng kho lưu trữ tài liệu thuộc Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước;
Trưởng kho thuộc Cục Dự trữ Quốc gia;
Trưởng kho, Trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;
Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của các trại điều dưỡng thương binh nặng, bệnh viện điều trị, trại nuôi dưỡng người tâm thần, bệnh phong;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng II;
Cán bộ, viên chức thuộc biên chế trả lương của Bệnh viện Hữu nghị;
Huấn luyện viên trưởng đội tuyển thể dục, thể thao tỉnh, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương;
Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển Quốc gia làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;
Lái xe phục vụ các chức danh Thứ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương;
Phó trưởng kho vật liệu nổ.
d) Mức 4, hệ số 0.1 áp dụng đối với:
Phó trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện, Phó trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế hiện vật trong các bảo tàng hạng II trở lên, kho khu di tích Phủ Chủ tịch;
Trưởng kho lưu trữ tài liệu, thư viện Trưởng kho lưu trữ bảo quản, phục chế và giới thiệu hiện vật trong các bảo tàng;
Phó trưởng kho, Phó trưởng quỹ tiền, vàng bạc, đá quý Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện;
Giáo viên được cử làm Tổng phụ trách (chuyên trách và bán chuyên trách) Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ở trường phổ thông hạng III;
Cán bộ, viên chức y tế chuyên trách đỡ đẻ ở các trạm, bệnh viện, viện phụ sản, các khoa sản ở bệnh viện đa khoa và ở trung tâm y tế;
Cán bộ, viên chức y tế trực tiếp làm kiểm nghiệm thuốc;
Bác sĩ, kỹ thuật viên y học thể dục, thể thao ở đội tuyển cấp ngành, tỉnh làm công tác kiểm tra, theo dõi, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho các vận động viên;
Nhân viên bảo vệ, thủ kho vật liệu nổ;
Thủ quỹ cơ quan, đơn vị;
Tổ trưởng các ngành còn lại.”