Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí trực tuyến. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 19001950. Dịch vụ tư vấn luật dân sự trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam.
Có được thế chấp quyền thăm dò khai thác khoáng sản không? Chuyển nhượng quyền thăm dò khai thác khoáng sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào: Hiện nay tổ chức chúng tôi đang tiếp cận khách hàng và cấp tín dụng cho tổ chức hoạt động khai thác khoáng sản, tuy nhiên, có những mỏ mới chỉ có "Giấy phép thăm dò" thì có nhận thế chấp được không và thực tế có chuyển nhượng được quyền này trên thị trường không? Cơ sở ở đâu? Cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 42 Luật khoáng sản 2010 quy định Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau:
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây:
a) Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò;
b) Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản;
c) Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận;
d) Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này;
đ) Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
e) Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
g) Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
…".
Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định Tài sản bảo đảm như sau:
"1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.
2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;
b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.
3. Doanh nghiệp nhà nước được sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý đối với người thứ ba thì Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Như vậy, theo quy định trên, không có quy định cụ thể quyền thăm dò khai thác khoáng sản có được thế chấp vay vốn hay không do đó việc công ty có được thế chấp quyền thăm dò khai thác khoáng sản hay không sẽ do thỏa thuận giữa công ty và tổ chức tín dụng. Nếu tổ chức tín dụng đồng ý thì công ty có thể thế chấp quyền thăm dò khai thác khoáng sản.
Hiện nay, quyền khai thác khoáng sản vẫn được chuyển nhượng theo quy định Luật khoáng sản 2010 và Nghị định 158/2016/NĐ-CP.