Ban quản lý khu công nghiệp là một trong những cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Vậy ban quản lý khu công nghiệp là gì? Các quy định về ban quản lý khu công nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Ban quản lý khu công nghiệp là gì?
Điều 61 Nghị định 82/2018/NĐ-CP: “Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.”.
2. Thành phần của khu công nghiệp:
Điều 5 Thông tư 12/2020/TT-BKHĐT cơ cấu tổ chức của khu công nghiệp:
“1. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 65 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.
2. Lãnh đạo Ban Quản lý
a) Ban Quản lý có Trưởng Ban và không quá 03 (ba) Phó Trưởng Ban;
b) Trưởng Ban Quản lý là người đứng đầu Ban Quản lý, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban Quản lý, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động và hiệu quả hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; phối hợp với người đứng đầu các Sở, các tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Quản lý;
c) Phó Trưởng Ban Quản lý là người giúp việc cho Trưởng Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Trưởng Ban vắng mặt, một Phó Trưởng Ban được Trưởng Ban ủy quyền điều hành các hoạt động của Ban Quản lý;
d) Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.”
Thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án
Điều 22 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án:
– Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để tổ chức quản lý một hoặc một số dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc các dự án có tính chất đặc thù, riêng biệt, theo nội dung quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.
– Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định,được sử dụng con dấu riêng để thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình.
– Giám đốc quản lý dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 73 Nghị định 15/2021/NĐ-CP; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng có hạng phù hợp với cấp công trình, nhóm dự án và công việc đảm nhận.
– Chủ đầu tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của
– Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo quy định tại Điều này tự giải thể sau khi hoàn thành công việc quản lý dự án.
3. Trách nhiệm của Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp:
Trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, ban quản lý cần có trách nhiệm về vấn đề môi trưởng để đảm bảo cho môi trường không bị ô nhiễm, trách nhiệm cụ thể như sau:
– Bố trí bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường để tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Người giữ vị trí phụ trách bộ phận chuyên trách về bảo vệ môi trường phải đáp ứng điều kiện sau:
a) Có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học, sinh học;
b) Có tối thiểu ba (03) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường.
– Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp giữa Ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phê duyệt.
– Hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định bảo vệ môi trường; phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục khi xảy ra sự cố môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
– Định kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khu kinh tế, khu công nghiệp gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
– Công khai thông tin về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp; tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
– Phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp về môi trường giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi khu kinh tế, khu công nghiệp.
– Phối hợp kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
– Thực hiện các nội dung quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được ủy quyền.
4. Ban quản lý khu công nghiệp có được xem là công chức không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn giúp tôi nội dung như sau, nếu như một người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp thì có được xem là công chức hay không? Quy định như thế nào? Tôi tìm văn bản Luật cán bộ công chức 2008 nhưng vẫn không có. Mong Luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Theo quy định của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP công chức trong cơ quan hành chính được quy định như sau:
“Điều 6. Công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh, cấp huyện
1. Ở cấp tỉnh:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân;
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân;
c) Trưởng ban, Phó Trưởng ban, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân.
2. Ở cấp huyện:
a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;
c) Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.”
Như vậy, nếu như một người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý khu công nghiệp được quy định là công chức trong cơ quan hành chính ở cấp tỉnh.
Quy định cụ thể tại: Nghị định số 06/2010/NĐ-CP