Điều kiện đăng ký hoạt động karaoke ngoài khu vực đông dân cư. Quy định về đăng ký hoạt động karaoke.
Điều kiện đăng ký hoạt động karaoke ngoài khu vực đông dân cư. Quy định về đăng ký hoạt động karaoke.
Tôi đang kinh doanh karaoke tại một điểm của một tỉnh miền núi. Vùng không có biển báo đông dân cư. Tôi xin hỏi Luật sư với điều kiện như vậy tôi có thể đăng ký tiếp một cơ sở kinh doanh nữa không ạ! Mong Luật sư trả lời giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Tại Điều 30 Nghị định 103/2009/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL quy định về Điều kiện kinh doanh và hoạt động kinh doanh karaoke như sau:
+ Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m2 trở lên, không kể công trình phụ, đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng, chống cháy nổ;
+ Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ phòng: Cửa phòng karaoke quy định tại khoản 2 Điều 30 Quy chế phải là cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.
+ Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên;
+ Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Địa điểm kinh doanh karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề như sau:
Hộ liền kề là hộ có tường nhà ở liền kề với tường phòng hát karaoke hoặc đất liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;
Hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau.
Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh quy định trong giấy phép;
Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến.
+ Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;
+ Nhà hàng karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bạn có thể đăng ký thêm cơ sở kinh doanh karaoke khác nữa hay không còn phụ thuộc quy hoạch về karaoke do địa phương bạn quy định và đáp ứng được đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 30 Nghị định 103/2009/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL.