Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp? Trách nhiệm giải quyết của Tòa án khi bảo vệ quyền và lợi ích trong vu việc dân sự? Tư vấn pháp luật?
Pháp luật nước ta rất coi trọng việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, cá nhân, tổ chức. Vấn đề bảo vệ quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ chỉ đặt ra khi có hành vi xâm phạm tới quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức và mọi chủ thể đều được bình đẳng về quyền. Pháp luật Tố tụng dân sự quy định về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp tới bạn đọc cụ thể:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Theo quy định tại Điều 4
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Thứ nhất, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cá nhân, cơ quan, tổ chức muốn có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người khởi kiện, khi yêu cầu giải quyết việc dân sự phải có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hoặc có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ. Chủ thể có quyền khởi kiện và yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự ở đây có thể hình thành trong hai trường hợp đó là chủ thể đã tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự hoặc là chủ thể không tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự nhưng được thế quyền, kế quyền hoặc có quyền đối với người thứ ba theo như quy định của Bộ luật này.
Thứ hai, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Theo như quy định của pháp luật dân sự thì không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người khác. Chủ thể có quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp này được xác định căn cứ vào quy định của pháp luật nội dung, cụ thể:
– Theo quy định của
– Đối với những vụ việc hôn nhân thì cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện, yêu cầu vụ việc về hôn nhân và gia đình theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 3 Điều 102, khoản 2 Điều 119
– Cơ quan lao động, thương binh và xã hội, hội liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi theo Điều 26 Luật Nuôi con nuôi.
– Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động.
– Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 3 Điều 102, khoản 2 Điều 119, khoản 2 Điều 51
Thứ ba, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng:
Cũng giống như trường hợp thứ hai, không phải bất kỳ cơ quan, tổ chức nào cũng có quyền để khởi kiện vì lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng. Những cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện trong trường hợp này phải được Nhà nước trao quyền quản lý trong phạm vi lĩnh vực nhất định.
2. Trách nhiệm giải quyết của Tòa án khi bảo vệ quyền và lợi ích trong vu việc dân sự
Theo quy định tại Điều 4
“2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”
Thứ nhất, về điều kiện tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự: Không phải khi có đơn khởi kiện của chủ thể yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự là Tòa án đều thụ lý giải quyết. Mà Tòa án chỉ có trách nhiệm thụ lý vụ việc dân sự nếu vụ việc dân sự đó thoả mãn đồng thời các điều kiện sau đây:
– Quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự tức là các quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm;
– Quan hệ được yêu cầu giải quyết thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự, tức là quan hệ đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, tổ chức khác hoặc không được giải quyết ở Tòa án theo thủ tục khác như thủ tục tố tụng hành chính, thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tuyên bố phá sản;
– Quan hệ được yêu cầu giải quyết chưa có điều luật áp dụng.
Thứ hai, nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng:
– Một trong những nguyên tắc chung được ghi nhận trong pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam là nguyên tắc thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng là phải xác định được nguyên tắc giải quyết quan hệ dân sự khi chưa có luật. Theo Điều 45
– Áp dụng tập quán;
– Áp dụng tương tự pháp luật;
– Áp dụng nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng.
Thứ ba, ảnh hưởng của nguyên tắc tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng tới các quy định của
Đây cũng là căn cứ cho Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn án lệ thì trong các phán quyết của Toà án khi giải quyết các vụ việc dân sự chưa có điều luật áp dụng, hội đồng xét xử sơ thẩm, Hội đồng xét xử phúc thẩm ngoài việc phải căn cứ dựa trên tài liệu và chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa hoặc các kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về yêu cầu, các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật mà Tòa án áp dụng, thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu và giải quyết các vấn đề khác có liên quan được quy định rất cụ thể tại Điều 266, 313 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
3. Khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình e có xây lại nhà, nhưng bên hàng xóm cư khăng khăng là nhà em chiếm đất, nhà e đã gọi chính quyền lên đo đạc lại, kết quả là nhà em vẫn còn thừa 10cm nữa, nhưng bên hàng xóm không nghe va đòi đập phá nhà em. Xin luật sư tư vấn cho em.nếu e muốn kiện thì phải làm thế nào ạ? cám ơn luật sư nhiều?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”
Có thể thấy, cá nhân có quyền khởi kiện tới Tòa án để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên chỉ có thể khởi kiện khi bạn có lợi ích bị xâm hại. Trong trường hợp của bạn thì người nói bạn chiếm đất mới chỉ có hành vi đòi bạn trả lại đất và dọa sẽ đập phá tài sản thì lợi ích hợp pháp của bạn vân chưa bị người này xâm phạm nên bạn chưa thể có căn cứ để tiến hành khởi kiện. Nếu người này đã thực hiện các hành vi như đập phá tài sản của bạn thì sau đó bạn mới có thể khởi kiện người này ra Tòa buộc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Căn cứ quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015:
“Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4. Thiệt hại khác do luật quy định.”