Trách nhiệm của cha mẹ với con? Yêu cầu về việc chăm sóc, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
Trách nhiệm của cha mẹ với con? Yêu cầu về việc chăm sóc, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Tôi và Hong Yo Min (Hàn Quốc) kết hôn tại VN năm 2010, có đăng ký kết hôn. Sau 1 thời gian, khi tôi mang bầu được 5 tháng thì ông Min bỏ đi mất, sau khi sinh con được 3 năm, tôi đã làm được giấy khai sinh cho cháu. Đến nay, sau hơn 5 năm mất liên lạc, tôi nhờ Lãnh sự quán Hàn quốc tìm chồng và được biết ông Min đã đơn phương ly hôn mà tôi không hề biết. Nay, tôi muốn ông Min phải nhìn nhận con và có trách niệm nuôi con theo luật định. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình 2014
2. Nội dung tư vấn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Ly hôn thực hiện dưới hai hình thức:
+ Đơn phương ly hôn: Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1.Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+ Thuận tình ly hôn theo Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 được xác định:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Trường hợp này bạn xác định ông Min đã thực hiện đơn phương ly hôn với bạn. Nhưng bạn không hề được thông báo về việc này. Do vậy, bạn cần đi xác thực xem thông tin này có chính xác hay không, được giải quyết tại đâu. Bởi lẽ, dù là ly hôn tại nước ngoài hay ly hôn tại Việt Nam cũng phải thông báo cho bên phía bị đơn để bị đơn biết và để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Đối với vấn đề con của bạn: Dù ông Min ly hôn với bạn nhưng ông Min vẫn là cha của con của bạn theo khoản 2 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Do vậy, ông Min vẫn có nghĩa vụ và quyền theo Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 1900.6568
Nếu ông Min không nhận con thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền tại Việt Nam để được bảo đảm quyền và nghĩa vụ của con bạn. Cụ thể căn cứ Điều 35, Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp này không xác định được nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú, làm việc.