Quy định về việc quy hoạch đất sử dụng quốc phòng an ninh. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh.
Đất đai ngoài việc được đưa vào trong sản xuất nông nghiệp như trước đây thì hiện nay nhà nước ta còn chú trọng đến việc sử dụng đất đai trong việc kinh doanh công nghiệp, và phục vụ cho quốc phòng an ninh. Tuy ở thời bình nhưng nước ta luôn chú trọng đến vấn đề quân sự để đảm bảo quốc phòng an ninh nên vấn đề về việc quy hoạch đất sử dụng quốc phòng an ninh để làm căn cứ quốc phòng an ninh.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013.
Mục lục bài viết
1. Quy hoạch đất sử dụng quốc phòng an ninh:
Trước khi tìm hiểu vè khái niệm quy hoạch sử dụng đất thì chúng ta cần biết đến khai niệm quy hoạch được định nghĩa như sau: Quy hoạch là quá trình được cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc sắp xếp và bố trí các đối tượng quy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kế hoạch đã đề ra trước đó.
Từ khái niệm quy hoạch được nêu ra ở trên thì chúng ta tiếp cần với khái niệm quy hoạch sử dụng đất gần hơn và hiểu sâu hơn về khái niệm này. Do đó, Quy hoạch sử dụng đất được hiểu dưới góc độ pháp lý là việc lên kế hoạch phân bổ và xác định một vùng đất đai để sử dụng cho một mục đích nhất định chẳng hạn như để sử dụng cho mục tiêu bảo vệ quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng với những thay đổi tiêu cực của khí hậu, phát triển kinh tế – xã hội đồng thời có những thay đổi, định hướng sử dụng quỹ đất phù hợp nhu cầu sử dụng đất của từng ngành, từng lĩnh vực ở từng địa phương. Tuy nhiên, việc định hướng như vậy được áp dụng với từng vùng kinh tế, trong một khoảng thời gian xác định, và được phân chia thành từng kỳ quy hoạch sử dụng đất chứ việc quy hoạch ở mỗi giai đoạn, mỗi loại đất và vùng kinh tế khác nhau thì sẽ không được quy định giống nhau.
Trong khái niệm có nhắc đến cụng từ đất quy hoạch, vậy đất quy hoạch chính ở đây được hiểu là vùng đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương, phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ về một số quy hoạch đất đai phổ biến như là quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông…
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định rất cụ thể và chi tiết về đất quốc phòng trong quy định của pháp luật hiện hành thì đất này là phần đất được Nhà nước quy hoạch sử dụng vào quốc phòng án ninh và được giao cho Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của Luật Đất đai.
2. Quy định về việc quy hoạch đất sử dụng quốc phòng an ninh:
Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, anh ninh được lập dựa trên các căn cứ như điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ trước.
Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh còn căn cứ vào nhu cầu cũng như định mức sử dụng đất quốc phòng, an ninh. Căn cứ Điều 148
“1. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh bao gồm đất sử dụng vào các mục đích quy định tại Điều 61 của Luật này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ninh không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không đúng mục đích để bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng.
3. Đối với những khu vực nằm trong quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được làm biến dạng địa hình tự nhiên.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, có thể hiểu Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh
Căn cứ Điều 50
– Người sử dụng đất quốc phòng, an ninh được quy định như sau:
+ Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;
+ Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh phải được sử dụng đúng mục đích đã được xác định. Đối với diện tích đất không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo cho đơn vị sử dụng đất để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích; sau 12 tháng kể từ ngày được thông báo, nếu đơn vị sử dụng đất không khắc phục để đưa đất vào sử dụng đúng mục đích thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi để giao cho người khác sử dụng.
– Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trong nội bộ đất quốc phòng, an ninh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt thì đơn vị sử dụng đất phải xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Như vậy, chỉ quy định về thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
3. Chủ thể sử dụng đất quốc phòng an ninh:
Theo đó về chế độ sử dụng đất quốc phòng, an ninh và việc kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh được pháp luật hiện hành quy định nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, để kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt. Tuy nhiên việc này, căn cứ dựa theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2014NĐ-CP thì chủ thể sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:
– Thứ nhất là các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong đó theo quy định của nghị định này thì được định nghĩa là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;
– Thứ hai, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.
– Thứ ba, các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục.
Như vậy, chủ thể sử dụng đất quốc phòng an ninh là các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự,… theo như quy định tại nghị định này. Ngoài ra thì nghị định này cũng nói đến các đơn vị này sử dung đất đối với những loại đất dùng để phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh.