Xử phạt người vừa là chủ sở hữu vừa là người điều khiển phương tiện. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Xử phạt người vừa là chủ sở hữu vừa là người điều khiển phương tiện. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Nghị định 157/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định về xử phạt hành chính đối với vận chuyển lâm sản trái pháp luật như sau:
Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng.
+ Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3.
+ Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ 1 m3 đến 1,5 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ 0,7 m3 đến 1 m3.
+ Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
+ Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 1,5 m3 đến 3 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA dưới 0,3 m3.
+ Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 13.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 7.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
+ Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 3 m3 đến 6 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
+ Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
+ Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 6 m3 đến 10 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 2 m3 đến 3 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,5 m3 đến 0,7 m3.
+ Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 35.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 15.000.000 đến 30.000.000 đồng.
+ Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm từ trên 10 m3 đến 20 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 3 m3 đến 7 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.
+ Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 135.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA từ trên 7 m3 đến 10 m3.
+ Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA từ trên 1 m3 đến 1,5 m3.
+ Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 135.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
+ Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị từ trên 200.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị từ trên 270.000.000 đồng.
+ Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị từ trên 160.000.000 đồng.
+ Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị từ trên 400.000.000 đồng.
– Hình thức xử phạt bổ sung tùy từng hành vi vi phạm sẽ áp dụng hình thức: Tịch thu tang vật vi phạm; Tịch thu phương tiện.
– Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Luật xử phạt hành chính.
– Chủ sở hữu phương tiện bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm đoạt hoặc bị sử dụng trái phép quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 Nghị định 157/2013/NĐ-CP).
Như vậy, nếu như căn cứ vào Điều 22 Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái phép nên bị xử phạt 2 hành vi: Hành vi vi phạm vận chuyển lâm sản và chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành vi vận chuyển lâm sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Tuy nhiên, Luật xử phạt hành chính năm 2012 quy định về nguyên tắc xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d, Khoản 1, Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính là: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định”. Tư cách chủ sở hữu phương tiện không phải là hành vi vi phạm hành chính. Đặt ra trường hợp nếu khiển phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép do một người khác giao cho thì áp dụng Khoản 15, Điều 22 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP thì sẽ xử phạt cả người vận chuyển và người chủ phương tiện về hành vi vận chuyển lâm sản trái phép là đúng. Còn trường hợp vừa là chủ phương tiện, vừa là người điều khiển phương tiện không thể xử phạt 2 mức tiền như đã nêu trên là không phù hợp vì vai trò chủ phương tiện không phải là hành vi vi phạm hành chính do pháp luật.
Nếu như chỉ căn cứ vào quy định của Luật xử phạt hành chính và Nghị định 157/2013/NĐ-CP thì không thể đưa ra được chính xác được hành vi vận chuyển lâm sản trái phép có bị xử phạt 2 hành vi: Hành vi vi phạm vận chuyển lâm sản và chủ sở hữu phương tiện vi phạm hành vi vận chuyển lâm sản. Đây là bất cập về hệ thống văn bản pháp luật đang gây khó khăn cho cơ quan thực thi thực hiện nhiệm vụ mà hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể.