Điều kiện thủ tục xác nhận là thương binh. Hồ sơ hưởng chế độ thương binh.
Điều kiện thủ tục xác nhận là thương binh. Hồ sơ hưởng chế độ thương binh.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào các bác luật sư: Cho tôi hỏi năm 1984 tôi được tham gia chiến đấu ở chiến trường thành thủy huyện vị xuyên hà tuyên cũ nay gọi là hà giang. Từ tháng 5 1984 đến tháng 11 năm 1986, thuộc sư đoàn 356 ql2 thời gian chiến đấu ác liệt nhất. tôi là lính thông tin hữu tuyến là a trưởng trong chiến đấu tôi bị thương hai lấn thời gian đi nằm viện. Đơn vị thiếu người nối dây biến chế được mấy lần lính mới họ đảo ngũ mất mấy bác cùng tiểu đôi hy sinh hết do khẩn cấp rất cần người nối dây. Đại đội cho liên lạc suống viện thăm và động viên tôi .đỡ lên đơn vị nối dây tiếp . Lúc đó ít người quá tôi đành ra hiện chiến đấu tiếp vết . Do chiến tranh ác liệt quá giấy tờ bị sập hầm mất hết chưa dám định thương tật. ..người điều trị mổ mảnh đạn trong đầu tôi tôi cũng tìm được là đại tá hà khắc phụ chủ nhiệm quân y viện 105 ngày đó lên tăng cường giờ ở 53 tùng thiện Sơn Lộc Sơn Tây .giấy tờ pháp lý có lí lịch quân nhân. Có 6 bằng khen duết sác trong chiến đấu ..trong lý lịch quân nhân ghi bị thương ngày đàng hoàng…..năm 2014 tôi làm hồ sơ làm chế độ thương binh theo quyết định số 31 đến giờ 21tháng 8/2016 mấy năm liền tôi lên xã lại lên huyện hỏi họ cứ nói đi nói lại là hồ sơ của tôi ra đến bổ tư lệnh thủ đê rồi lại gửi về vì thiếu niên bản họp hội đồng. Đến cuối 2015 lại làm lại lên huyện hỏi họ lại bảo mẫu cho lại sao vẫn chưa giải quyết được …các bác ở văn phòng luật sư tư vấn cho tôi. Tôi muốn ra cục có công tôi hỏi hai ra bộ tư lịnh thủ đô hỏi thì ở chỗ nào cho tôi xin địa chỉ hoạc tư vấn cho tôi tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước hết, về điều kiện xác nhận là thương binh được quy định tại Điều 27 Nghị định 31/2013/NĐ-CP như sau :
"Điều 27.Điều kiện xác nhận
1. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;
c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;
d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;
đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;
h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.
2. Không xem xét xác nhận thương binh đối với:
a) Những trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;
b) Những trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh"
Về hồ sơ hưởng chế độ thương binh theo quy định tại Điều 29 Nghị định 31/2013/NĐ-CP bao gồm:
"Điều 29.Hồ sơ hưởng chế độ thương binh
1. Giấy chứng nhận bị thương.
2. Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định y khoa.
3. Quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh, Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, tại Điều 28 của Nghị định này có quy định về trách nhiệm lập hồ sơ, giấy chứng nhận bị thương, giấy chứng nhận thương binh và giấy chứng nhận hưởng chính sách như thương binh như sau:
"Điều 28.Trách nhiệm lập hồ sơ, giấy chứng nhận bị thương, giấy chứng nhận thương binh và giấy chứng nhận hưởng chính sách như thương binh
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người bị thương có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
2.Cấp giấy chứng nhận bị thương
a) Người bị thương là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên;
b) Người bị thương là công an nhân dân, công nhân viên công an nhân dân do Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương trở lên;
c) Người bị thương thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương;
d) Người bị thương thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Người bị thương thuộc cơ quan cấp huyện hoặc cấp xã và các trường hợp đóng trên địa bàn không thuộc quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Cấp Giấy chứng nhận thương binh, Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật:
a) Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ra quyết định cấp Giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật đối với những trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều này;
b) Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp, phụ cấp thương tật đối với những trường hợp quy định tại Điểm c, d, đ Khoản 2 Điều này."
Như vậy, căn cứ vào những quy định nêu trên thì hồ sơ hưởng chế độ thương binh không yêu cầu phải có biên bản họp hội đồng, hơn nữa cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người bị thương có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo như quy định tại Điều 28 Nghị định 31/2013/NĐ-CP. Do vậy việc UBND xã, huyện không tiến hành làm thủ tục hưởng chế độ thương binh cho bác với lý do thiếu biên bản họp hội đồng là không đúng với quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bác có thể viết đơn khiếu nại nên UBND cấp xã, huyện để được giải quyết quyền lợi của mình.
Trong trường hợp bác muốn đến Bộ tư lệnh Thủ đô để thu thập thêm thông tin có địa chỉ tại số 8 Phạm Hùng, Cầu Giấy, Hà Nội.