Phân biệt giao đất và giao khoán đất. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Phân biệt giao đất và giao khoán đất. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
1) Phân biệt giao đất và giao khoán đất, cơ sở pháp lý ở đâu?
2) Trong trường hợp tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận, trong khi đó 1 bên gửi đơn khởi kiện tới TA còn 1 bên gửi đơn đến chủ tịch UBND cấp huyện. Cho em hỏi như vậy thì chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Phân biệt giao đất và giao khoán đất:
Nội dung | Giao đất | Giao khoán đất |
Chủ thể | Nhà nước trực tiếp giao đất cho các chủ thể. | Tổ chức kinh tế, tổ chức quản lý rừng đặc dụng, tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao đất cho các đối tượng. |
Đối tượng | Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình | Cá nhân, hộ gia đình |
Loại đất | Tất cả các loại đất theo nhu cầu người sử dụng đất. | Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ. |
Thời gian | Tùy theo từng đối tượng sử dụng, loại đất mà thời gian có thể là 50 năm, 70 năm… | Không quy định thời gian cụ thể nhưng phải phù hợp với thời gian giao đất. |
>>> Luật sư tư vấn phân biệt giữa việc giao đất và giao khoán đất: 1900.6568
2.
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
" …
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
… "
Như vậy, chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có thể là Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án tùy theo sự lựa chọn của người khởi kiện.
Do đó, nếu 01 bên khởi kiện tới Tòa án, 01 bên nộp đơn tới Ủy ban nhân dân cấp huyện thì bên nào nhận đơn trước bên đó sẽ có thẩm quyền giải quyết.