Thay đổi vị trí làm việc của viên chức nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như thế nào?
Thay đổi vị trí làm việc của viên chức nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ tôi là viên chức đang làm giảng viên tại khoa ngoại ngữ của trường cao đẳng chuyên nghiệp. Vợ tôi đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi. Hiệu trưởng ra quyết định (không báo trước cho tôi) chuyển nhân sự lên phòng ban (phòng đào tạo) làm việc ngày 8 tiếng thì có đúng không? Trong quyết định chuyển có ghi là giảng viên kiêm nhiệm. tuy nhiên đây cũng là công việc làm giờ hành chính ngày 8 tiếng và cắt tiền đứng lớp 25% theo chế độ giảng viên. Cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC.
2. Giải quyết vấn đề:
Tại Điều 32 Luật viên chức 2010 có quy định về thay đổi vị trí việc làm như sau:
Điều 32. Thay đổi vị trí việc làm
"1. Khi đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu, viên chức có thể được chuyển sang vị trí việc làm mới nếu có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đó.
2. Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Khi chuyển sang vị trí việc làm mới, việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng làm việc hoặc có thay đổi chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28 và Điều 31 của Luật này."
Theo thông tin bạn trình bày thì trong quyết định có ghi là giảng viên kiêm nhiệm công việc tại phòng đào tạo thì tùy vào nhu cầu của đơn vị việc Hiệu Trưởng ra quyết định vợ bạn kiêm nhiệm công việc ở phòng đào tạo thì không trái theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 155 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau:
Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ
"5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo
hợp đồng lao động ."
>>> Luật sư tư vấn chuyển đổi vị trí làm việc viên chức đang nuôi con nhỏ: 1900.6568
Tại Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định mức phụ cấp đối với nhà giáo trực tiếp giảng dạy như sau:
"1. Mức phụ cấp
a) Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);"
Theo thông tin bạn trình bày thì vợ bạn đang nuôi con 8 tháng, do vậy căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 155 “Bộ luật lao động 2019” thì vợ của bạn sẽ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Do vậy, nếu dựa theo quyết định kiêm nhiệm nhưng thực tế lại chuyển vợ của bạn lên phòng đào tạo, làm việc 8 tiếng và cắt giảm 25% chế độ tiền lương giảng viên như vậy là không đúng theo quy định của pháp luật.