Trưởng công an xã có thể lập văn bản giao quyền cho Phó công an xã không? Quyền hạn của trưởng công an xã.
Trưởng công an xã có thể lập văn bản giao quyền cho Phó công an xã không? Quyền hạn của trưởng công an xã.
Tóm tắt câu hỏi:
Trưởng công an xã có thể lập văn bản giao quyền cho Phó công an xã không? Nếu có thì căn cứ luật nào? Thẩm quyền trưởng công an xã được giao quyền cho phó trong những lĩnh vực nào??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12.
2. Giải quyết vấn đề:
– Căn cứ Điều 11 và Điều 12 Pháp lệnh công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng công an xã và phó trưởng công an xã như sau:
"Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Công an xã
Trưởng Công an xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên về hoạt động của Công an xã.
Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó trưởng Công an xã
Phó trưởng Công an xã giúp Trưởng Công an xã thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Công an xã; khi Trưởng Công an xã vắng mặt thì Phó trưởng Công an xã được Trưởng Công an xã ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Công an xã."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật ủy quyền giwuax trưởng và phó công an xã: 1900.6568
Như vậy, trong trường hợp Trưởng công an xã vắng mặt thì Phó trưởng công an xã được Trưởng công an xã giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng công an xã.
Đối với lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính, việc cấp Trưởng giao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho cấp phó phải được tiến hành theo quy định tại Điều 54 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
"Điều 54. Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 50 và Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về quyết định xử phạt vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền cho bất kỳ người nào khác."