Kết hôn với bạn trai trong ngành công an có bị thẩm tra lý lịch không? Kết hôn với chiến sĩ công an có thẩm tra lý lịch 3 đời không? Điều kiện về lý lịch gia đình khi kết hôn với người trong ngành công an? Trường hợp không được kết hôn với người trong ngành công an?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư em có một số vấn đề thắc mắc nhờ luật sư giúp ạ! Hẳn là em có yêu một anh công an được hai năm rồi ạ, tình cảm rất sâu nặng và bây giờ mới nghĩ đến việc kết hôn sau này! Nhưng chuyện tình của em thật sự đáng buồn, bà ngoại em có hai chồng và mẹ của em là con ông sau (ông ngoại sinh ra mẹ em ) – bị bắt ép đi lính nhưng không có nợ máu, còn ông ngoại không sinh ra mẹ em thì em được biết ông là ngụy quyền.
Em thật sự rất rối bời và buồn vì nghe kể lại là chính em ruột của ông nội anh ấy là người bắn ông ngoại không sinh ra mẹ em (họ Lâm), nhưng lúc đó bà ngoại khai họ Lâm cho mẹ em theo ông ngoại không sinh ra mẹ em .Và hai ông đã qua đời. Em nghe người ta nói nếu lấy chồng công an sẽ điều tra lí lịch ba đời cả nội và ngoại, như vậy có đúng không ạ? Bên nội của em là những người có công cách mạng, còn bên ngoại em thì hơi rắc rối. Em sợ sẽ ảnh hưởng đến công danh sự nghiệp của anh ấy. Em mong luật sư giúp em giải đáp với ạ! Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Luật sư tư vấn pháp luật xét lý lịch đăng ký kết hôn:1900.6568
Tuy nhiên, đúng như bạn đã tìm hiểu, việc kết hôn với chiến sĩ công an thì điều kiện được quy định chặt chẽ hơn do đăc thù của ngành công an. Căn cứ vào Quyết định 1275/2007/QĐ-BCA quy định những trường hợp sau không được kết hôn với người trong ngành công an:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, ngụy quân, ngụy quyền
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Cơ quan thẩm tra lý lịch sẽ tiến hành thầm tra lý lịch nội ngoại của bạn trong vòng ba đời. Tuy nhiên, nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thì sẽ tiến hành thẩm tra hai đời. Bên cạnh đó, còn tùy thuộc vào cơ quan thẩm tra lý lịch và hoàn cảnh cụ thể của gia đình bạn. Vì vậy, bạn không phải không còn cơ hội để kết hôn với người làm trong ngành công an mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của gia đình bạn và cơ quan thẩm tra lý lịch địa phương bạn cư trú.
Mục lục bài viết
- 1 1. Kết hôn với bạn trai trong ngành công an có bị thẩm tra lý lịch không?
- 2 2. Kết hôn với chiến sĩ công an có thẩm tra lý lịch 3 đời không?
- 3 3. Lý lịch khai khi kết hôn với người trong ngành công an
- 4 4. Xét lý lịch ba đời khi kết hôn với người trong ngành công an?
- 5 5. Tư vấn về việc xét lý lịch kết hôn với người trong ngành công an
- 6 6. Điều kiện về lý lịch gia đình khi kết hôn với người trong ngành công an
- 7 7. Thẩm tra lý lịch khi kết hôn với người trong ngành công an
- 8 8. Thẩm tra lý lịch kết hôn với người trong ngành công an
- 9 9. Trường hợp không được kết hôn với người trong ngành công an
1. Kết hôn với bạn trai trong ngành công an có bị thẩm tra lý lịch không?
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ em chào luật sư. Em có một chút tâm sự với luật sư về
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, theo Điều 8
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Yêu sách của cải trong kết hôn;
+ Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
+ Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
+ Bạo lực gia đình;
+ Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
(khoản 2 Điều 5
Thứ hai, hai bạn phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định ngành công an.
Ngoài đáp ứng các điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như trên thì do đặc thù riêng và bí mật an ninh quốc gia, nên khi kết hôn với người trong ngành công an thì bạn và gia đình bạn cần phải thẩm tra lý lịch ba đời, dưới đây là các điều kiện cơ bản không được kết hôn với người trong ngành công an:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào địa phương của bạn sẽ còn một số các quy định khác.
Bạn trai phải làm 02 đơn xin kết hôn, một đơn gửi thủ trưởng đơn vị, một đơn gửi phòng tổ chức cán bộ. Bạn phải làm đơn kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình. Phòng tổ chức cán bộ sẽ có trách nhiệm tiến hành thẩm tra lý lịch, xác minh bạn và gia đình bạn tại nơi sinh sống và làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh lý lịch trên khoảng từ 2 đến 4 tháng. Sau khi thẩm tra lý lịch, phòng tổ chức cán bộ ra quyết định có cho phép kết hôn hay không.
Như vậy, bạn có thể đối chiếu trường hợp của gia đình bạn có thuộc một trong những trường hợp không được kết hôn với người trong ngành công an như trên. Vì còn tùy thuộc vào từng địa phương, tùy thuộc vào từng đơn vị thẩm tra nên chúng tôi cho rằng bạn trai của bạn nên hỏi ý kiến của thủ trưởng đơn vị nơi cơ quan bạn trai của bạn công tác để biết rõ hơn.
2. Kết hôn với chiến sĩ công an có thẩm tra lý lịch 3 đời không?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi bạn của em đang yêu một chiến sĩ công an từ thời cấp 3, bây giờ được 4 năm rồi. Bố bạn ấy 20 năm trước đây từng đi tù vì buôn thuốc phiện.Bố mẹ bạn ấy không đăng kí kết hôn và cũng không chung sống cùng nhau. Vậy khi xét lý lịch 3 đời thì có xét cả bên bố bạn ấy không ạ? Và nếu xét cả hai bên thì cho em hỏi tội danh của bố bạn ấy có được xóa án tích không ạ? Cả hai bố mẹ đều là công nhân viên chức nhà nước ạ.
Luật sư tư vấn:
Nếu người bạn của bạn muốn kết hôn với người làm trong ngành công an cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và một số điều kiện đặc thù của ngành công an như sau:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Khi kết hôn trong ngành công an thì cần tuân thủ về việc thẩm tra lý lịch 3 đời tính từ đời ông bà, cha mẹ và bản thân người sẽ dự định kết hôn với công an. Nên mặc dù bố mẹ bạn của bạn không có đăng kí kết hôn, cũng không sống chung với nhau nhưng bạn của bạn vẫn là con đẻ của bố bạn ấy nên khi thẩm tra lý lịch sẽ thẩm tra cả lý lịch bố bạn của bạn.
Mặt khác về việc xóa án tích cho bố bạn của bạn
Căn cứ quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 thì những người sau đây đương nhiên được xóa án tích:
“2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.”
Như vậy, căn cứ vào quy định trên trong trường hợp bố bạn của bạn bạn sau khi chấp hành bản án xong trong vòng 3 năm không phạm tội mới thì sẽ đương nhiên được xóa án tích.
Hồ sơ xóa án tích:
Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, nếu cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin xóa án tích
+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an quận (huyện) nơi người bị kết án thường trú cấp.
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Bản sao chứng minh nhân dân.
Trình tự thực hiện như sau:
+ Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
+ Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
Như vậy, trong trường hợp này bố bạn của bạn cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng các trình tự, thủ tục nêu trên.Sau khi làm thủ tục xóa án tích và được tòa án cấp giấy chứng nhận xong thì bố bạn của bạn coi như chưa bị kết án Điều 69
3. Lý lịch khai khi kết hôn với người trong ngành công an
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! em hiện tại có bạn trai công an, nhưng với hoàn cảnh của em bất hạnh. cha mẹ ly hôn từ lúc em còn trong bụng mẹ, đến nay đã 26 tuổi mà chưa hề biết mặt tất cả dòng họ bên nội, chỉ biết tên họ của ba, ngoài ra thông tin gì về gia đình bên nội hoàn toàn không biết. Xin cho em hỏi vậy lý lịch bên nội khi làm lý lịch em phải khai như thế nào mới thỏa đáng và hợp pháp ạ. xin cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đang có ý định kết hôn với người trong ngành công an nhưng gặp trục trắc về vấn đề ba mẹ đã ly hôn từ rất lâu và không có thông tin về lý lịch cũng như họ hàng bên nội.
Để kết hôn với người trong ngành công an, trước nhất cả hai phải đáp ứng điều kiện kết hôn được quy định trong Luật hôn nhân và Gia đình 2014.
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Ngoài ra nếu muốn kết hôn với người trong ngành Công an thì cần đáp ứng bạn phải không thuộc một số điều kiện đặc thù được quy định trong nội bộ của ngành như sau:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch);
– Một số điều kiện khác tùy quy định của từng địa phương.
Việc điều tra các điều kiện trên sẽ được tiến hành điều tra trong phạm vi ba đời (đời ông bà, bố mẹ, và bản thân bạn), trong trường hợp không thể tự tìm hiểu được lý lịch của một phần gia đình, bạn có thể trình bày lý do trong quá trình kê khai lý lịch, việc thẩm tra và tìm hiểu nhân thân, lý lịch cũng như kiểm tra điều kiện kết hôn sẽ thuộc về cán bộ thẩm tra lý lịch được phân công đảm nhiệm.
4. Xét lý lịch ba đời khi kết hôn với người trong ngành công an?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi chế độ kết hôn với ngành công an thì lý lịch ba đời nội ngoại là như thế nào ạ? Có phải là ông bà nội đời thứ nhất . Bố mẹ con đời thứ hai. Và con là đời thứ ba không ạ? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Không rơi vào các trường hợp cấm kết hôn:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Ngoài ra, nếu kết hôn với người trong ngành công an bạn còn bị xét lý lịch trong phạm vi ba đời.
Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Do đó, xét lý lịch ba đời thì sẽ xét từ bố mẹ bạn.Tuy nhiên, việc kết hôn với công an còn tuân thủ theo quy định của nội bộ ngành công an. Do vậy, nếu như lý lịch của ông bà bạn có vấn đề thì bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề kết hôn với công an.
5. Tư vấn về việc xét lý lịch kết hôn với người trong ngành công an
Tóm tắt câu hỏi:
Em là công an. Bạn gái em là trẻ mồ côi được bố mẹ nuôi nhận về nuôi dưỡng. Giờ bố cô ấy mất. Mẹ thì chuẩn bị lấy chồng. Cho em hỏi em với cô ấy có thể lấy nhau không và khi thẩm tra thì em phải thẩm tra những ai trong gia đình cô ấy.
Luật sư tư vấn:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo đó hai bên khi muốn kết hôn thì cần đáp ứng các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Bên cạnh đó, vì bạn là công an do đó phải tuân thủ các quy định trong Quy chế ngành công an. Cụ thể người yêu bạn phải là đối tượng không thuộc một trong các trường hợp sau:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Theo như bạn trình bày, bạn gái bạn là trẻ mồ côi, không có cha mẹ được bố mẹ nuôi nhận về nuôi dưỡng như vậy việc thẩm tra lý lịch sẽ tiến hành thẩm tra đối với cha, mẹ nuôi của người yêu bạn. Tuy nhiên, để biết chính xác thông tin này bạn nên liên hệ với đơn vị bạn đang công tác để hỏi rõ vấn đề thẩm tra lý lịch.
6. Điều kiện về lý lịch gia đình khi kết hôn với người trong ngành công an
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin hỏi vấn đề liên quan tới kết hôn với công an ạ. Em đang làm thủ tục kết hôn với người trong ngành công an . Nhưng chị gái em lại đang xuất khẩu lao động nước ngoài và đã ra ngoài làm việc tự do, vậy em có được kết hôn với công an không và nếu không được thì phải giải quyết sao ạ? Câu hỏi thứ hai là: nếu ông ngoại từng có một vài tháng theo địch thì em có được kết hôn với công an không và giải quyết thế nào ạ? Rất mong được giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
– Tại Điều 8
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Căn cứ vào quy định này thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
– Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an. Đây là Thông tư nội bộ ngành nên không được công khai rõ. Tuy nhiên, quy định chung của Quyết định này về điều kiện kết hôn với chiến sĩ Công an thì những trường hợp sau sẽ không được kết hôn với người trong ngành Công an:
+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Khi thẩm tra về điều kiện này thì sẽ thẩm tra lý lịch ba đời.
Tại khoản 2 Điều 47
“2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng mà không phải do bị cưỡng bức lao động;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.”
Vậy, căn cứ vào
Trường hợp của chị gái bạn nếu như chưa bị xử phạt hành chính thì vẫn được xem chưa có tiền án tiền sự.
Như vậy, nếu như bạn đáp ứng được điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình quy định thì bạn đủ điều kiện để đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đây là một ngành đặc thù, nên sẽ có quy định riêng về điều kiện kết hôn này. Chúng tôi, không thể khẳng định chắc chắn được việc bạn có đủ điều kiện kết hôn với người trong ngành Công an hay không. Để kết hôn được thì còn phụ thuộc vào quy định và quá trình thẩm tra lý lịch của cơ quan Công an.
7. Thẩm tra lý lịch khi kết hôn với người trong ngành công an
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào ban luật sư, tôi có thắc mắc về việc kết hôn với công an. Việc thẩm tra lí lịch 3 đời gồm mình, bố mẹ, ông bà. Trong đó, ông bà chỉ là ông bà ruột thôi hay là bao gồm cả anh chị em của ông bà nữa? Nói chung chỉ xét những người ruột thịt của mình thôi hay là với cô, dì, chú, bác…nữa? Tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn theo đó 2 bạn muốn kết hôn với nhau phải đủ các điều kiện sau:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 sau: “a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”
Nếu hai bạn đáp ứng được các quy định trên thì có thể kết hôn được với nhau. Tuy nhiên bạn làm trong ngành công an nên điều kiện kết hôn phải tuân theo một số quy định đặc biệt của nội bộ ngành. Cụ thể là phải đáp ứng quy định về điều kiện kết hôn của ngành công an nhân dân như sau: Do có những đặc thù riêng về vấn đề bí mật và an ninh quốc gia, trước khi kết hôn với người trong ngành công an bạn và gia đình bạn sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời về các điều kiện cơ bản:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Ngoài ra còn một số các quy định khác nhưng tùy thuộc vào địa phương cuả bạn. Bạn trai bạn phải tự viết đơn xin tìm hiểu gia đình, viết hai đơn, một đơn nộp cho đơn vị công tác, một đơn nộp cho Phòng tổ chức cán bộ.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Khi kết hôn trong ngành công an thì bạn cần tuân thủ về việc thẩm tra lý lịch 3 đời tình từ đời ông bà của bạn, cha mẹ bạn và bạn. Việc thẩm tra lý lịch này còn phụ thuộc vào phòng tổ chức cán bộ sẽ thẩm tra, xác minh người sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi thông báo cho phép kết hôn đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.
8. Thẩm tra lý lịch kết hôn với người trong ngành công an
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có một vấn đề xin được giải đáp! Tôi có người yêu là công an. Khi kết hôn phải xét lý lịch nhà vợ. Nhưng gia đình tôi có ông nội (đã mất) và ông ngoại từng bị bắt đi lính Ngụy, nhưng sau đó bỏ về nên không bị đi cải tạo gì hết. Hiện tại bố, chú ruột và cậu ruột của tôi đều là Đảng viên. Vậy liệu chúng tôi có thể kết hôn được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Các điều kiện kết hôn gồm:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.
Tuy nhiên, bạn trình bày về vấn là ông ngoại và ông nội bị bắt đi lính ngụy. Nếu bạn kết hôn với công an thì bên đơn vị công tác của bên người yêu bạn sẽ cử cán bộ thẩm tra lý lịch trong phạm vi ba đời bên kết hôn. Vấn đề thẩm định theo quy chế riêng của ngành, phụ thuộc vào kết quả thẩm tra lý lịch. Để được kết hôn với công an, bạn và các thành viên trong gia đình không thuộc một trong các trường hợp sau:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
-.Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Để biết chính xác thông tin bạn có đủ điều kiện với người yêu bạn hay không thì bạn nên nhờ người yêu bạn hỏi trực tiếp tại đơn vị nơi người yêu bạn đang công tác.
9. Trường hợp không được kết hôn với người trong ngành công an
Tóm tắt câu hỏi:
Em có người yêu làm trong ngành công an, cha mẹ em từ trước đã không đăng ký kết hôn, nhưng cha mẹ em cũng không sống chung với nhau nữa từ khi em 2 tuổi, nhà nội em lại theo đạo thiên chúa. Mẹ em vẫn điền tên cha em vào giấy khai sinh cho em có 1 gia đình bình thường như bao người khác. Nhưng từ nhỏ tới lớn em chỉ sống bên ngoại. Em xin hỏi như vậy có kết hôn với người làm trong ngành công an không ạ? Hộ khẩu em với mẹ luôn luôn nằm bên nhà ngoại từ xưa đến nay ạ, xin luật sư giải đáp thắc mắc giúp em, em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ xác nhận quan hệ hôn nhân dựa trên các điều kiện kết hôn gồm:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự
+ Không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014
Luật sư tư vấn pháp luật kết hôn với người trong ngành công an:1900.6568
Việc kết hôn với người trong ngành công an sẽ phụ thuộc vào việc thẩm tra lý lịch theo quy định của nội bộ ngành, bạn và các thành viên trong gia đình không thuộc một trong các trường hợp sau:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
-.Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Bố mẹ bạn không kết hôn, tuy nhiên, thông tin trong giấy khai sinh của bạn có đầy đủ họ tên cha và mẹ nên về mặt pháp luật khi thẩm tra lý lịch, vẫn phải thẩm tra lý lịch phía bên ba của bạn; trong trường hợp này, gia đình nhà nội theo đạo thiên chúa sẽ thuộc trường hợp không được kết hôn với người trong ngành công an.