Gây thương tật bao nhiêu % sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm thì phải chịu trách nhiệm hình sự? Trách nhiệm hình sự khi cố ý gây thương tích?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin trình bày sự việc: Vào khoảng 5 giờ sáng ngày 23/08/2016 gia đình tôi dọn hàng bán thức ăn sáng (bánh Sanwich, bánh humbuger, bánh hot dog). Khi nhân viên tôi rao bánh humbuger, sanwic, hot dog (thì nhà bên cạnh là bà Phạm Thị Quỳnh H 26 tuổi tên khác là Cẩm Giang) chửi nhân viên của tôi là “con đĩ mẹ mày chứ hamburger, hotdog” khi vợ tôi nghe câu như vậy thì nói mày ăn nói kì vậy Cẩm Giang, sao nói chuyện mất dạy giữ vậy? Rồi người này chửi lại vợ tôi là “tạo chửi mày đó còn đĩ chó” thì vợ tôi nói mày có tin là tao qua tao tát mày một cái không thì người này nói “tao thách mày đó còn đĩ chó”. Rồi vợ tôi tới tát người này 1 cái sau đó xảy ra xô xát. Khi sự việc xảy ra thì Nhân viên của Giang là An và nhân viên của tôi là Linh (sinh ngày 15.04.2000 và mồ côi cha từ trong bụng mẹ) ra can ngăn. Thì lúc này Dương là bạn trai của Giang trong nhà chạy ra và tóm tóc của Linh (nhân viên của tôi) lôi ra giữa đường đập đầu xuống đường nhiều lần rồi dùng tay chân đấm đá vào mặt và mình. Vợ tôi thấy vậy và truy hô cho tôi “Anh ơi thằng Dương đánh con Linh nhiều quá”. Tôi nghe thấy và chạy ra thì thấy Dương đánh Linh rất dã man, tôi chạy đến giải vây cho Linh thì Dương buôn Linh ra tôi nói với Dương “mày có phải đàn ông không mà đi đánh đàn bà con gái và tôi đánh Dương 01 cái” và Dương nói “đù má mày đánh tao phải không táo giết mày chết” rồi Dương chạy vào nhà thì tôi chạy lại chỗ vợ tôi và Giang còn đang túm tóc nằm dưới đường thì tôi thấy Dương từ trong nhà chạy ra và cầm 2 con dao chạy đến tấn công tôi, tôi thấy nguy hiễm và bỏ chạy. Dương đuổi theo tôi nhưng không kịp thì Dương quay lại chỗ Linh đang nằm bất tỉnh trước đó và dùng dao chém liên tục vào đầu và lưng. Tôi chạy vào nhà tìm gì đó để giải cứu Linh nhưng không tìm được gì tôi lấy cái ghế ra thì lúc này 2 người anh rể của Giang đã khống chế đuợc Dương tôi vội chạy đến chỗ Linh và phát hiện Linh đã bất tỉnh và trên người có nhiều máu và tôi đưa Linh đi cấp cứu. Tôi chở Linh đi cấp cứu thì Dương còn đòi chém luôn vợ tôi nhưng được 2 người anh rể của Giang khống chế. Và tôi đã gọi cho công an đến để giải quyết. Sau đó công an đến bắt Dương về phường. Đó là toàn bộ sự viêc. Nhưng tôi đuợc biết là Dương đuợc thả về trong 24 tiếng. Tôi hỏi công an xã Tân Túc huyện Bình Chánh thả người như vậy đúng hay sai. Và tôi thấy có dấu hiệu bất thường trọng sự việc này và Ông T công an xã ra lệnh tạm giữ tôi khi nào có giấy ở trên mới được thả tôi về như vậy người này nói vậy đúng hay sai? Và tôi đuợc biết theo Điều 104 của “Bộ luật hình sự 2015” thì Dương đã vướng vào những khoản sau dùng dao chém người là hung khí, Linh sinh năm 2000 là trẻ em, chém người không có khả năng tự vệ khi đã bị ngất và chém vào lưng 5 nhát và vào đầu 1 nhát. Đây đuợc xem là đối tượng nguy hiểm cho xã hội sao lại đuợc thả về khi Linh còn nằm trong bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Xin phép hỏi luật sư là tôi có thể làm hồ sơ khởi kiện ra toà được không? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2016/QH13, lùi hiệu lực thi hành Bộ luật hình sự 2015, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nay vẫn áp dụng quy định tại “Bộ luật hình sự 2015”, “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 và Bộ luật tố tụng hình sự 2003.
Căn cứ Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về tạm giữ như sau:
“1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.”
Khoản 2 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp gồm:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
– Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;
– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Như bạn trình bày, Ông T là công an xã ra lệnh tạm giữ bạn là không đúng theo quy định pháp luật, bởi công an xã không có thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giữ.
Khoản 1 Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định những việc cần làm ngay sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt như sau:
“1. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.”
Như vậy, sau khi lấy lời khai của Dương, nếu xét thấy không có căn cứ để ra quyết định tạm giữ người thì cơ quan điều tra sẽ trả tự do cho người Dương.
Đối với hành vi cố ý gây thương tích của Dương, căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, cần xác định tỷ lệ thương tật của Linh là bao nhiêu %. Tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật thì Dương sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên.
Nếu không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự thì Dương sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;”
Mục lục bài viết
1. Gây tỷ lệ thương tật 46% có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tóm tắt câu hỏi:
Em cùng 3 người nữa có tổ chức đánh nhau với hai thanh niên khác làng lúc đầu có cãi nhau xong bên kia họ có cầm gậy lên vào dồn đánh bọn em vào hô hôm nay tao giết chết chúng mày. Sau khi 1 người bên họ có cầm gậy vụt em thì bạn em cầm dao chém vào đầu họ khiến họ bị thương 46%. Khi gia đình em biết chuyện có khuyên bọn em đầu thú và lên bồi thường gia đình họ và xin họ rút đơn nhưng họ không chịu. Vậy cho em hỏi bọn em đã tự giác đầu thú và bồi thường cho gia đình cộng thêm trước khi bọn em đánh nhau họ đe dọa bọn em và đánh em trước thì bạn em mới chém lại và trước khi họ bị bọn em gây thương tích 46% thì họ có bị tai nạn xe đúng chỗ bạn em chém vào. Như vậy bọn em có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Liệu bọn em có được giảm nhẹ mức hình phạt không?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Điều 104 Bộ Luật hình sự 1999 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.
Trường hợp người bạn của bạn có hành vi dùng dao chém vào đầu gây tỷ lệ thương tích 46% thì bạn và bạn của bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 2 Điều 104 Bộ Luật hình sự 1999, hình phạt từ từ hai đến bảy năm.
Thứ hai, theo thông tin mà bạn cung cấp thì tỷ lệ thương tật là 46% nhưng họ có bị tai nạn xe đúng chỗ bạn của bạn chém song bạn không nói rõ cơ quan nào đưa ra kết luận giám định đó. Bạn cần lưu ý ở đây là không phải kết quả giám định từ cơ sở nào cũng có thể là căn cứ để xác định mức độ thương tật. Cụ thể Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 có quy định về vấn đề giám định như sau:
“1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
…
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
…”
Theo đó, bạn cần yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định để có thể xác định tỷ lệ thương tật một cách chính xác nhất.
Thứ ba, theo quy định tại khoản 1 Điều 46 “Bộ luật hình sự 2015” quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, việc bạn và gia đình ra tự thú, bồi thường thiệt hại đầy đủ cho gia đình người bị hại thì được coi là những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, việc giảm mức hình phạt bao nhiêu sẽ do Thẩm phán tại phiên tòa căn cứ vào tài liệu, chứng cứ cơ quan điều tra gửi lên để quyết định mức hình phạt tương ứng với hành vi của bạn và của bạn bạn.
2. Gây tỷ lệ thương tật trên 30% bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em tôi đi chơi bị 1 nhóm gồm 6 người đánh (không thù oán), thương tích trên 30%. Đánh nhiều trận ( bỏ chạy nhưng bị bắt lại cụ thể là 5 lần và không có khả năng chống đỡ), rất dã man (có clip). Vậy 6 người kia vi phạm tội gì? Án sẽ là bao nhiêu? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 104 “
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Em của anh bị đánh nhiều lần thì hành vi này thuộc điểm c) Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 là : “Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người”.
3. Dùng dao đâm người gây tỷ lệ thương tật 3% có phạm tội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư . Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Ngày 15/02/2017 Tôi có xảy ra xô sát với 2 người. Nguyên nhân là do người đó đánh bố và em tôi trước. Trong lúc tức giận tôi đã dùng dao đâm 2 người đó. với tỉ lệ thương tật vĩnh viễn được xác định là 1% và 2% . Vậy tôi có bị khởi tố với tội danh là cố ý gây thương tích theo điều 104 bộ luật hình sự không. Tôi xin chân thành cảm ơn !?
Luật sư tư vấn:
Bạn có trình bày là bạn dùng dao đâm 2 người và với tỉ lệ thương tật vĩnh viễn được xác định là 1% và 2%. Trong trường hợp này bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích quy định tại Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”. Cụ thể:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;…”
Như vậy, theo quy định trên mặc dù tỷ lệ thương tật của hai người kia là 3% nhưng bạn có sử dụng hung khí nguy hiểm là dao gây thương tích cho hai người kia thì hành vi của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1, Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”. Về mức hình phạt mà bạn phải chịu có thể là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 105
“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.”
Như vậy, trong trường hợp này nếu hai người bị thương kia làm đơn yêu cầu khởi tố bạn ra phía công an thì bạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích tại Khoản 1, Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”.
Mặt khác, hai người kia bị tổn hại về sức khỏe do hành vi của bạn gây ra nên bạn có thể phải bồi thường thiệt hại đối với hai người này, mức bồi thường sẽ căn cứ theo quy định cụ thể tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015:
Thiệt hại về sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Thiệt hại khác theo quy định khác của pháp luật.
+ Một khoản tiền để bù đắp về tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại phải gánh chịu, mức bồi thường, bù đắp do 2 bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.
4. Người 15 tuổi đánh nhau gây thương tật 56% có bị xử lý hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư! Mong Luật Sư giải đáp giúp cháu ạ! chuyện là e cháu bị bạn K chặn đánh trên đường đi học về, bác sĩ giám định tỷ lệ thương tật là 56%. Gia đình cháu muốn kiện mà bạn K chỉ mới 15 tuổi thì bạn K có bị xử lý hình sự không hay chỉ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 12 của “Bộ luật hình sự 2015” thì người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, K năm nay 15 tuổi thì K sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tội phạm rất nghiêm trọng theo khoản 3, Điều 8 của “Bộ luật hình sự 2015” được hiểu là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù. Còn tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ở đây, em bạn bị K đánh với tỷ lệ thương tật là 56%. Căn cứ theo khoản 2, Điều 104, “
“2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”
Theo đó, mức phạt đối với tội này đến 7 năm tù. Căn cứ theo khoản 3, Điều 8 của “Bộ luật hình sự 2015” thì hành vi được xác định là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, khoản 3 Điều 8 và khoản 2 Điều 12 “Bộ luật hình sự 2015” thì K phạm tội nghiêm trọng nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này K có thể sẽ bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Bởi theo khoản 2, Điều 90
“Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.”
Như vậy, theo quy định trên thì K 15 tuổi, có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích theo khoản 2 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì K là đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Nếu trong trường hợp hành vi của K gây nên tỷ lệ thương tật từ 56% và thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” thì hành vi của K sẽ thuộc vào khoản 3 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”, mức phạt tù từ 05 năm đến 15 năm; trong trường hợp này thuộc tội phạm rất nghiêm trọng; và K có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Tuy nhiên, vì K mới đủ 14 tuổi nên mức tù có thời hạn cao nhất áp dụng là không quá ½ mức phạt tù quy định tại khoản 3 Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015”.
Luật sư tư vấn pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với người 15 tuổi:1900.6568
Mặt khác,về trách nhiệm dân sự: Điều 584
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác….”.
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của em bạn thì em bạn bị K đánh gây thiệt hại cho sức khỏe thì em bạn có quyền yêu cầu K phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Do K 15 tuổi nên theo khoản 2, Điều 586 Bộ luật dân sự 2015 thì K phải bồi thường bằng tài sản của mình nếu K có tài sản. Trong trường hợp K không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Do đó, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu K hoặc bố mẹ K thực hiện việc bồi thường cho em bạn. Các khoản bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Trường hợp cha, mẹ K – người có hành vi gây thiệt hại không thực hiện việc bồi thường thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người có hành vi gây thiệt hại cư trú.