Yêu cầu bồi thường khi bị thiệt hại về tài sản. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định hiện hành.
Yêu cầu bồi thường khi bị thiệt hại về tài sản. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định hiện hành.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay gia đình tôi bị đơn vị thi công xây dựng vỉa hè trong khi thi công máy xúc móc và húc vào kèo nhà làm cho tường nhà tôi bị nứt rất nhiều vậy tôi muốn làm đơn kiến nghị bồi thương mong công ty làm mẫu gúp tôi đơn kiến nghị tôi xin trân thành cám ơn cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp luật:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2.Nội dung tư vấn:
Theo bạn cung cấp thông tin thì đơn vị thi công xây dựng vỉa hè trong khi thi công máy xúc húc vào nhà bạn làm cho tường nhà bạn bị nứt nhiều. Trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bạn có thể tham khảo mẫu đơn sau đây:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….. tháng ….. năm……).
(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty A có trụ sở: Số 2 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7) và (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8) và (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
(12) và (13) Ghi họ và tên, địa chỉ nơi người làm chứng cư trú (thôn, xã, huyện, tỉnh), nếu là nơi làm việc, thì ghi địa chỉ nơi người đó làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, công tác tại Công ty B, trụ sở làm việc tại số …phố…quận…TP Hà Nội).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
* Về hành vi của đơn vị thi công xây dựng vỉa hè làm nứt nhà và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
Theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Dân sự 2005:
"Điều 267. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
1. Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu công trình phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.
2. Khi có nguy cơ xảy ra sự cố đối với công trình xây dựng, ảnh hưởng đến bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu công trình phải cho ngừng ngay việc xây dựng, sửa chữa hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh."
Ngoài ra, Điều 627 Bộ luật Dân sự 2005 cũng quy định:
"Điều 627. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng."
Vậy trong trường hợp này do đơn vi thi công vỉa hè trong quá trình xây dựng làm nhà của bạn bị ảnh hưởng, bị nứt do hành vi này thì bạn có quyền yêu cầu chủ sở hữu đơn vị thi công ngừng việc thi công và bồi thường thiệt hại. Mức độ bồi thường thiệt hại do hai bên tự thỏa thuận theo căn cứ pháp luật quy định và mức độ thiệt hại thực tế xảy ra. Hai bên có thể tự xác định mức độ thiệt hại hoặc trong trường hợp không thể xác định, một trong hai bên có thể tìm tới cơ quan định giá để xác định mức độ thiệt hại.
Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận, bạn có thể gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện yêu cầu giải quyết theo thủ tục được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý thời hiệu khởi kiện được quy định tại Bộ luật dân sự 2005 như sau:
"Điều 607. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm."
Cụ thể, theo khoản 6 Mục I Nghị quyết 03/2006/NĐ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cáo ban hành.
"6. Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Việc xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:
a) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh kể từ ngày 01-01-2005 (ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực), thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.
b) Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01-01-2005, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày 01-01-2005."