Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú. Hưởng tiền trợ cấp tại nơi thường trú mới.
Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú. Hưởng tiền trợ cấp tại nơi thường trú mới.
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi hiện nay là 97 tuổi là mẹ liệt sĩ, gia đình tôi người Hà Tĩnh nhưng tôi vào Gia Lai sinh sống định cư được hơn 20 năm và đem theo mẹ nhưng vì nhiều lý do nên mẹ tôi mới cắt khẩu vào Gia Lai được 3 tháng . Ở quê mẹ tôi được nhận tiền trợ cấp cho thân nhân liệt sỹ và tiền trợ cấp người cao tuổi. Theo giấy chuyển chế độ tỉnh Hà Tĩnh mẹ tôi bắt đầu từ tháng 6 tỉnh Gia Lai phải chi trả tất cả những chế độ vì tỉnh Hà Tĩnh hết trách nhiệm nhưng hiên nay đã 3 tháng. Cụ thể là tháng thứ 3 tôi mới có thông báo nhận tiền liệt sĩ cho cụ ngày <5/8 /2016> nhưng chỉ được 1 tháng 8 còn tháng 6.7 không có và tiền trợ cấp người cao tuổi cũng chưa có. Vậy cho tôi xin hỏi việc này là sao và cụ có được hưởng gì về địa phương mới hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Me bạn là mẹ liệt sĩ, đang đồng thời được hưởng chế độ ưu đãi cho thân nhân liệt sĩ và trợ cấp người cao tuổi. Khi mẹ bạn chuyển hộ khẩu từ tỉnh Hà Tĩnh vào tỉnh Gia Lai thì chế độ trợ cấp của mẹ bạn sẽ được chuyển theo. Cụ thể đã được quy định tại Điều 8 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Điều 49 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.
“Điều 8. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
4. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng hoặc người giám hộ của đối tượng có đơn đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
5. Thủ tục quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối tượng thay đổi nơi cư trú có đơn đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại nơi cư trú cũ và gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng kể từ tháng ngay sau tháng ghi trong quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng.
Điều 49. Di chuyển hồ sơ
1. Điều kiện di chuyển hồ sơ
a) Người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi cư trú;
b) Thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú được di chuyển hồ sơ gốc về nơi cư trú mới nêu tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc không còn thân nhân khác hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Trường hợp tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc còn thân nhân khác của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì thực hiện di chuyển bản sao hồ sơ.
2. Hồ sơ di chuyển.
a) Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ (Mẫu HS6);
b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú dài hạn;
c) Phiếu báo di chuyển hồ sơ (Mẫu HS7);
d) Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi.
3. Thủ tục di chuyển
a) Nơi đi:
Cá nhân làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đơn có trách nhiệm kiểm tra, hoàn tất hồ sơ di chuyển và gửi bảo đảm qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú; gửi 01 phiếu báo di chuyển hồ sơ về Cục Người có công để theo dõi, quản lý: gửi 01 phiếu báo di chuyển cho cá nhân để biết.
b) Nơi đến:
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
Thông báo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đi.
Kiểm tra hồ sơ tiếp nhận, nếu hồ sơ đúng quy định thì đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu nơi chuyển hồ sơ kiểm tra, bổ sung.
4. Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển. Thời điểm tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, sau khi thay đổi nơi cư trú, đồng thời có quyết định chuyển hồ sơ ưu đãi về nơi cư trú mới thì mẹ bạn sẽ được chi trả ưu đãi theo quy định của pháp luật tại nơi cư trú mới, tức là tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên, theo giấy chuyển chế độ thì tháng 6 tỉnh Gia Lai phải chi trả toàn bộ chế độ cho mẹ bạn nhưng đến tháng 8 mẹ bạn mới nhận được trợ cấp, khi đó bạn có thể khiếu nại lên phòng Lao động thương binh và xã hội nơi bạn cư trú để được giải quyết chế độ tháng 6, tháng 7 của mẹ bạn.