Tranh chấp đất đai và quá trình giải quyết tại tòa án. Diện tích thực tế bé hơn diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải làm như thế nào?
Tranh chấp đất đai và quá trình giải quyết tại tòa án. Diện tích thực tế bé hơn diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải làm như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà tôi mua đất lại của nguời khác. Vì lý do nên chưa lấy đuợc giấy chứng nhận. Trong thời gian gia đình tôi chưa lấy được giấy chứng nhận, thì hộ kế bên xây tường rào, vì chưng có giấy chứng nhận nên gia đình tôi không biết diện tích thửa đất của mình như thế nào nên không có ý kiến. Và khi lấy được giấy chứng nhận thì gia đình tôi nhờ địa chính xã đo đạc thì thấy bị mất đất. Có thương với bên kia, nhưng họ không đồng ý. Và vụ việc được đưa ra xã. Và hòa giải không đc nên đưa ra tòa án huyện. Nhưng đợi mãi đến 3 năm dài đằng đẳng, toàn án mời ra hòa giải không được. Và đã xét xử, nhưng qua mấy lần xét xử cuối cùng tòa phán gia đình tôi không có căn cứ. Vì vậy tôi xin hỏi ý kiến của luật sư như thế nào. Khi địa chính vào đo đạc thì thửa của gia đình tôi thiếu, còn thửa liền kề lại dư. Nhưng gia đình tôi vẫn không biết làm sao. Kímh mong luật sư cho ý kiến giúp đỡ. Chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
2. Nội dung tư vấn:
Trường hợp thứ nhất, Nếu khi xét xử tại tòa án nhân dân và có bản án của tòa án, mà anh không đồng ý với quyết định của tòa án sơ thẩm thì anh sẽ làm thủ tục kháng cáo hoặc kháng cáo quá hạn.
Đối với bản án sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án theo quy định tại Khoản 1, Điều 273, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 273. Thời hạn kháng cáo
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.”
Nếu vụ án của anh đã quá thời hạn kháng cáo thì anh có thể làm thủ tục kháng cáo quá hạn tới tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 275, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 275. Kháng cáo quá hạn và xem xét kháng cáo quá hạn
1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.”
Trường hợp thứ hai, nếu vụ án của anh đã được xét xử phúc thẩm rồi thì anh có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có một trong các căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 326, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
"Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba"
Nếu đáp ứng được điều kiện đó thì anh có thể gửi đơn đề nghị tới Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo Điều 327, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 327. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
>>> Luật sư tư vấn pháp
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.”