Tranh chấp về hành vi lấn chiếm đất đai. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã phường như thế nào?
Tranh chấp về hành vi lấn chiếm đất đai. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại ủy ban nhân dân xã phường như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào các luật sư! Cho em hỏi vấn đề sau: Em có một thửa đất nhận thừa kế đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, từ ngày nhận thừa kế em không có canh tác trên đó. Nay em quay lại thì được biết diện tích đất của em bị người khác canh tác trên đó, có 2 đến 3 nhà quanh đó, mỗi nhà lấn 1 ít, cụ thể bao nhiêu em chưa biết. Cho em xin hỏi: 1. Làm thế nào để em xác định được diện tích đất của em ai đang lấn chiếm và diện tích là bao nhiêu. 2. Nếu 2, 3 nhà cùng lấn chiếm thì em khởi kiện trong 1 vụ kiện được không? 3. Nhà hàng xóm em có 1 hộ chưa có sổ đỏ, họ cho rằng ngày trước nhà em xin cấp giấy chứng nhận sai, cấp lên đất của họ, họ canh tác? Các hộ khác đều có giấy chứng nhận? Em xin chân thành cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Như vậy, gia đình anh đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì có quyền sử dụng, khai thác phần đất trong diện tích giấy chứng nhận theo đúng mục đích và theo quy định của pháp luật. Hành vi Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai là hành vi bị cấm theo quy định tại Khoản 1, Điều 12, Luật đất đai năm 2013.
Thứ nhất, anh nên đề nghị phòng địa chính ở UBND cấp xã đo lại diện tích đất cho anh để xác minh cụ thể về diện tích đất mà các hộ lấn chiếm.
Thứ hai, anh yêu cầu các hộ gia đình trả lại đất đã lấn chiếm hoặc bồi thường cho anh. Nếu các hộ gia đình không đồng ý thì anh sẽ làm đơn khởi kiện tới UBND cấp xã để hòa giải.
Nếu các bên không tự hòa giải được cũng như hòa giải không thành tại Ủy ban nhân dân xã, thì gia đình bạn có thể giải quyết việc tranh chấp này theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 (.Anh có thể khởi kiện cùng một lúc với cả 3 hộ gia đình). Cụ thể:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
>>> Luật sư tư vấn pháp
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”
Nếu hòa giải không thành thì bạn có thể đòi lại phần đất của gia đình mình thông qua việc khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có bất động sản để giải quyết.
Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án bao gồm:
– Đơn khởi kiện (theo mẫu);
– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: giấy tờ liên quan đến nguồn gốc đất đai, chứng cứ liên quan đến việc khởi kiện,…);
– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có công chứng và chứng thực), nếu người khởi kiện là cá nhân;
– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).