Giao dịch ngoài tệ trên thị trường ngoại tế của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Quy định về giao dịch ngoài tệ trên thị trường ngoại tế.
Giao dịch ngoài tệ trên thị trường ngoại tế của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Quy định về giao dịch ngoài tệ trên thị trường ngoại tế.
Một số khái niệm: Căn cứ khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối sửa đổi, bổ sung 2013 thì:
Ngoại hối bao gồm:
– Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
– Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép) (khoản 1 Điều 2 Thông tư 15/2015/TT-NHNN).
Khách hàng bao gồm:
+ Người cư trú là tổ chức kinh tế (bao gồm cả tổ chức tín dụng không phải là tổ chức tín dụng được phép), tổ chức khác và cá nhân;
+ Người không cư trú là tổ chức, cá nhân.
Giao dịch ngoại tệ bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ và giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.
Thuật ngữ “giao dịch ngoại tệ” tại Thông tư này đồng nghĩa với thuật ngữ “giao dịch hối đoái” được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Phạm vi giao dịch (Điều 4 Thông tư 15/2015/TT-NHNN):
Tổ chức tín dụng ngoại hối tùy từng loại giao dịch ngoại tệ mà đối tượng giao dịch khác nhau.
+ Với tổ chức tín dụng khác: giao dịch ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn.
+ Với tổ chức kinh tế: Giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn trừ giao dịch mua quyền chọn).
+ Với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân: giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn (trừ giao dịch mua quyền chọn).
+ Với người không cư trú là tổ chức, cá nhân: giao dịch giao ngay
Tỷ giá giao dịch:
+ Giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ của giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi: theo tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố và trong phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quyết định.
+ Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:
Tỷ giá giao ngay vào ngày giao dịch;
Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate);
Kỳ hạn của giao dịch.
+ Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và giữa các ngoại tệ với nhau trong các giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.
– Kỳ hạn của các giao dịch: do các bên thỏa thuận
Với các giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối thiểu từ 03 (ba) ngày làm việc đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch.
Các bên giao dịch ngoại tệ sau khi thỏa mãn các điều kiện về chủ thể giao dịch và loại giao dịch, các bên thực hiện giao dịch theo trình tự quy định tại Thông tư 15/2015/TT-NHNN, Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo quy định của pháp luật hiện hành của tổ chức tín dụng như sau:
– Thỏa thuận loại giao dịch, nội dung giao dịch bằng văn bản. Phương tiện giao dịch có thể được các bên thỏa thuận và ghi nhận trong văn bản hoặc hình thức khác.
– Xác nhận giao dịch: áp dụng với các loại giao dịch dưới phương tiện điện tử, điện thoại, các bên phải lập và gửi cho nhau xác nhận giao dịch.
– Thanh toán giao dịch: Do các bên thỏa thuận và không tính vào thời gian ngày nghỉ. Với các giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi thì thỏa thuận nhưng không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày giao dịch. Với giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong dao dịch hoán đổi là ngày cuối cùng của kỳ hạn giao dịch.
– Chứng từ sử dụng trong giao dịch:
+ Với hai tổ chức tín dụng gioa dịch với nhau thì không phải xuất trình chứng cứ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
+ Với tổ chức tín dụng với khách hàng khấc: phải xuất trình giấy tờ và chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng, loại ngoại tệ, thời hạn thanh toán, chuyển tiền theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối khi thực hiện các giao dịch ngoại tệ sau với tổ chức tín dụng được phép: mua ngoại tệ trong giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi; mua quyền chọn mua ngoại tệ.