Người đại diện ủy quyền phần vốn góp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Quy định về thay đổi người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp.
Người đại diện ủy quyền phần vốn góp nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Quy định về thay đổi người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi là Công ty cổ phần, được cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước ( cổ phần hóa từ tháng 12 năm 2006). Cổ phần Nhà nước chiếm 31,15% vốn điều lệ. Khi cổ phần hóa, UBND tỉnh có văn bản giao cho giám đốc( khi đó là giám đốc doanh nghiệp Nhà nước vì chưa cổ phần) làm người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp. Sau cổ phần hóa, Giám đốc cũ vẫn được bầu làm chủ tịch HĐQTkiêm giám đốc điều hành. Đến đầu năm 2012 hết nhiệm kỳ, đại hội cổ đông nhiệm kỳ ( bầu lại HĐQT) nhưng tỉnh vẫn không có văn bản điều chỉnh người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà cứ thế đương nhiên ông Giám đốc vẫn nắm giữ cổ phần Nhà nước chiếm giữ này để thực hiện quyền và nghĩa vụ của cổ đông cho phần vốn của nhà nước có tại Công ty tôi. Sau đại hội cổ đông, ông giám đốc cũ đường nhiệm vẫn trúng HHĐQT( vì nắm giữ 31,15% cổ phàn nhà nước). Đến tháng 6 năm 2014 ông nghỉ chế độ (60 tuổi), nhưng ông vẫn làm chủ tịch HHĐQTkiêm giám đốc điều hành. Theo cá nhân tôi nghĩ thì đáng lẽ ra khi hết nhiệm kỳ HHĐQT thì người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải làm văn bản xin ý kiến của chủ sở hữu vôn( UBND tỉnh) về thay thế hoặc cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp nhưng đằng này thì không có và vì thế tỉnh không có ý kiến gì về vẫn đề này . Do vậy ông giám đốc cũ đường nhiêm vẫn nắm giữ 31,15% phần vốn Nhà nước tại tại Doanh nghiệp tôi. Hơn nữa, đến năm 2014 ông nghỉ chế độ thì phải báo báo xin ý kiến của chủ sở hữu vốn để có người thay thế người đại diện. Nhưng đến nay ông vẫn cứ đương nhiên là người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp. Điều này gây nên nhiều bất bình và tranh cãi trong các cổ đông tại công ty chúng tôi. Vì vậy, Kính xin Luật sư tư vấn giúp vẫn đề này. Xin trân trọng cảm ơn Luật sư. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp câu hỏi của bạn, ông giám đốc được coi là người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 21/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 2 năm 2014 ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp:
"Điều 5. Chế độ hoạt động của Người đại diện
1. Người đại diện làm việc theo chế độ:
a) Chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp (Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc/Ban Giám đốc).
b) Kiêm nhiệm trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
2. Thời hạn ủy quyền cho Người đại diện:
a) Thời hạn ủy quyền cho Người đại diện do Chủ sở hữu phần vốn nhà nước quyết định theo nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
b) Trường hợp có sự thay đổi Người đại diện trong nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị thì thời hạn ủy quyền Người đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị đó.
3. Người đại diện đã được Chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền thì không được giao, ủy quyền lại cho người khác đại diện thay mình biểu quyết, quyết định các nội dung đã được chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền, cho ý kiến.
Điểm b Khoản 1 Điều 6: Nhiệm vụ của Người đại diện
b) Người đại diện tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ được tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại các cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, các cuộc họp khác (nếu có) đối với những nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 29
Nghị định số ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Đối với những nội dung không quy định tại Khoản 4 Điều 29 nói trên, nhưng làm thay đổi lợi ích của nhà nước như: làm giảm phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc làm giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các lợi ích khác của nhà nước tại doanh nghiệp (nếu có) thì Người đại diện phải xin ý kiến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước (bằng văn bản) trước khi có ý kiến biểu quyết, quyết định."99/2012/NĐ-CP "Khoản 2 Điều 6:
2. Trách nhiệm báo cáo của Người đại diện
a) Các hình thức Báo cáo
– Báo cáo định kỳ (hàng Quý, năm): trên cơ sở báo cáo tài chính và báo cáo khác của doanh nghiệp, định kỳ (Quý, năm), Người đại diện theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 6 Quy chế này có trách nhiệm tổng hợp và phân tích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp (theo Mẫu số 01 đính kèm Quy chế này).
Người đại diện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Quy chế này có trách nhiệm tổng hợp và phân tích đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp định kỳ 6 tháng, năm (theo Mẫu số 02 đính kèm Quy chế này). Chủ sở hữu phần vốn nhà nước có thể căn cứ tỷ lệ vốn góp của nhà nước trên vốn điều lệ của doanh nghiệp để quy định cụ thể các chỉ tiêu Người đại diện phải báo cáo.
Thời hạn Người đại diện gửi báo cáo cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nước là trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn lập báo cáo tài chính quý, năm theo quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Báo cáo theo yêu cầu đột xuất:
Căn cứ mục đích quản lý của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, yêu cầu quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, trên cơ sở quy định hoặc thông báo bằng văn bản của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; Người đại diện cung cấp các thông tin có liên quan tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về việc đầu tư, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi được yêu cầu, Người đại diện có trách nhiệm báo cáo đầy đủ các nội dung như yêu cầu của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước.
– Báo cáo bất thường:
Người đại diện có trách nhiệm, nghĩa vụ báo cáo đầy đủ, kịp thời cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nước những thông tin bất thường có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, của Chủ sở hữu phần vốn nhà nước trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày Người đại diện có được các thông tin bất thường của doanh nghiệp như: tài khoản của doanh nghiệp tại ngân hàng bị phong tỏa; doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh; bị thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động; có quyết định khởi tố đối với Ban quản lý điều hành doanh nghiệp, Kế toán trưởng của doanh nghiệp; có bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; có kết luận kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế, cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước và các tranh chấp về tài sản, vốn, đất đai, lao động, các nội dung bất thường khác (nếu có).
b) Phương thức báo cáo
– Người đại diện báo cáo Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu phần vốn nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về nội dung đã báo cáo.
– Các văn bản xin ý kiến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước của Người đại diện (theo Mẫu số 03 đính kèm Quy chế này) phải gửi đến cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nước với thời hạn ít nhất trước 05 ngày làm việc (theo dấu công văn đến) để Chủ sở hữu phần vốn nhà nước có ý kiến (trừ trường hợp đã ghi rõ thời hạn).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày họp [Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, các cuộc họp khác (nếu có)], Người đại diện phải gửi Biên bản cuộc họp và các tài liệu liên quan khác đến Chủ sở hữu phần vốn nhà nước (Mẫu số 04 đính kèm Quy chế này).
Trường hợp không thể đảm bảo thời gian đã nêu vì lý do bất khả kháng thì Người đại diện phải thông báo cho Chủ sở hữu phần vốn nhà nước thông qua các phương tiện thông tin (điện thoại, fax, email) để Chủ sở hữu phần vốn nhà nước có ý kiến.
– Đối với các thông tin, tài liệu mật, việc cung cấp thông tin giữa Người đại diện với Chủ sở hữu phần vốn nhà nước hoặc các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành."
>>> Luật sư tư vấn pháp
"Điều 9. Mối quan hệ giữa Người đại diện và Chủ sở hữu phần vốn nhà nước
1. Chủ sở hữu phần vốn nhà nước có trách nhiệm:
a) Chỉ định hoặc cử Người đại diện để thực hiện các quyền của cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp;
b) Miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Người đại diện; quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm (nếu có) và các lợi ích khác của Người đại diện; đánh giá đối với Người đại diện.
c) Yêu cầu Người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình đầu tư, tài chính, hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Kiểm tra, giám sát hoạt động của Người đại diện, phát hiện những thiếu sót, yếu kém của Người đại diện để ngăn chặn, xử lý và chấn chỉnh kịp thời.
đ) Giao nhiệm vụ và chỉ đạo Người đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của nhà nước tại doanh nghiệp. Yêu cầu Người đại diện báo cáo (quý, năm) việc thực hiện nhiệm vụ được giao, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của Người đại diện.
e) Có trách nhiệm ban hành Quy chế đánh giá Người đại diện theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở đó quyết định việc trả lương, thù lao, tiền thưởng, lợi ích khác (nếu có) cho Người đại diện; quy định bằng văn bản về sự phân công, phối hợp giữa những người đại diện (trường hợp có từ hai Người đại diện trở lên) tại doanh nghiệp và giữa Người đại diện với Chủ sở hữu phần vốn nhà nước.
g) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời bằng văn bản khi Người đại diện xin ý kiến trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận theo dấu công văn đến hoặc nhận thông báo qua các phương tiện thông tin: điện thoại, fax, email) hoặc thời hạn khác theo yêu cầu để Người đại diện biết và thực hiện. Trường hợp tài liệu không đủ, không có cơ sở để tham gia ý kiến thì trong vòng ba (03) ngày làm việc (kể từ khi nhận được tài liệu, nhận được thông báo qua các phương tiện thông tin), Chủ sở hữu phần vốn nhà nước phải có văn bản để Người đại diện biết và bổ sung hoàn chỉnh tài liệu, thông tin.
h) Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo định kì các hoạt động của công ty cho chủ sở hữu theo yêu cầu của chủ sở hữu quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 21/2014/TT-BTC . Đồng thời, chủ sở hữu phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 21/2014/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2014. Trong trường hợp câu hỏi của bạn, ông giám đốc có trách nhiệm báo cáo với chủ sở hữu phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khi đã hết nhiệm kì và báo cáo kết quả sau đại hội cổ đông của công ty.