Ký tên bảo lãnh vay tài sản tại ngân hàng. Khi bảo lãnh vay tiền ngân hàng có cần đầy đủ chữ ký của người được hưởng phần thừa kế khi chủ sở hữu chết không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư Tôi có một câu hỏi muốn được luật sư giúp đỡ.gia đình tôi có cho một người quen mượn sổ đỏ để cầm cố tại ngân hàng.sổ đỏ đó đứng tên bố tôi nhưng bố tôi đã qua đời,nay mẹ tôi lại ủy quyền cho chị gái tôi.khi cho mượn chúng tôi đã xin cấp giấy báo tử của bố tôi đồng thời mẹ tôi cũng đã ủy quyền cho chị tôi.như vậy theo tôi hiểu thì chỉ cần có chữ kí của chị tôi là có thể vay.nhưng người mượn sổ đỏ của chúng tôi lại bảo ngân hàng đó đòi hỏi phải có chữ kí đầy đủ của các thành viên trong gia đình thì mới có thể vay số tiền là 300 triệu đồng.vậy luật sư cho tôi hỏi khi cầm sổ đỏ tại ngân hàng có cần đầy đủ chữ kí của các thành viên trong gia đình không.xin luật sư cho tôi câu trả lời sớm vì tôi ngi ngờ có sự lừa đảo ở đây.tôi xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp người khác muốn dùng sổ đỏ của bố bạn để thế chấp với ngân hàng theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền sử dụng đất là bố của bạn nhưng vì sau đó bố của bạn đã mất nên sự đồng ý này sẽ thuộc về chủ sở hữu mới của quyền sử dụng đất, việc xác định chủ sở hữu mới của quyền sử dụng đất dựa trên việc phân chia di sản thừa kế của bố bạn sau khi ông mất.
Theo thông tin bạn cung cấp thì không nói rõ khi mất bố của bạn có để lại di chúc hay không, vậy trong trường hợp bố của bạn để lại di chúc thì người hưởng di sản thừa kế là mảnh đất trong sổ đỏ sẽ là người có quyền định đoạt việc đồng ý cho người khác mượn sổ đỏ để đi cầm cố, khi tiến hành thủ tục cầm cố chỉ cần sự đồng ý của người đó chứ không phải tất cả các thành viên trong gia đình. Quy định cụ thể tại Điều 342 “Bộ luật dân sự 2015”:
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trong trường hợp bố của bạn không để lại di chúc thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ được tiến hành theo pháp luật, theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015” thì di sản của ông sẽ được phân chia theo ưu tiên thứ tự hàng thừa kế như sau:
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
>>> Luật sư
Vậy những thành viên trong gia đình bạn như mẹ, chị và bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người đã mất đều có phần thừa kế trong di sản của ông.
Để có thể nhận được di sản (sổ đỏ) này các thành viên trong gia đình phải đến cơ quan công chứng hoặc chứng thực để yêu cầu công chứng văn bản thừa kế. Văn bản khai nhận di sản thừa kế với nội dung: Tất cả những người thừa kế thứ nhất của người mất theo Điều 679 “Bộ luật dân sự 2015”, trong trường hợp này là các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau lập văn bản khai nhận di sản thừa kế để nhận phần di sản đó. Trong văn bản khai nhận, tất cả mọi người sẽ nhận phần di sản được hưởng; đồng thời có thể tặng cho phần di sản của mình cho một trong các đồng thừa kế. Sau khi có văn bản công chứng, chứng thực khai nhận thừa kế thì những người được hưởng toàn bộ di sản của người mất là tài sản, cụ thể giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn có thể chp phép người khác mang ra Ngân hàng thế chấp.
Nếu muốn thống nhất ủy quyền như mẹ bạn đã ủy quyền cho chị của bạn thì gia đình lập
Điều kiện để vay vốn Ngân hàng theo hình thức thế chấp sổ đỏ, người vay vốn cần còn phải đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:
– Có đâỳ đủ năng lực hành vi dân sự.
– Có hộ khẩu/ sổ tạm trú dài hạn hoặc giấy đăng ký tạm trú tại địa tại nơi vay vốn
– Có thu nhập chứng minh được để đảm bảo khoản vay: qua lương. Mức thu nhập chứng minh được hàng tháng tối thiểu 8-10 triệu. Có thể tính tổng thu nhập của những người đồng trả nợ.
– Có mục đích vay hợp lý
– Không có nợ xấu tại bất kỳ tổ chức nào
Trên đây chỉ là những điều kiện cơ bạn, tùy từng Ngân hàng mà có những yêu cầu cụ thể. Bạn có thể tham khảo điều kiện vay vốn thế chấp sổ đỏ bằng cách liên lạc với Ngân hàng để được xem xét cụ thể. Nhưng về cơ bản khi muốn dùng sổ đỏ của người khác để thế chấp thì phải có sự đồng ý của người đó, vậy trong trường hợp quyền sử dụng đất của bố bạn sau khi thừa kế đang có liên quan đến những người thừa kế có nghĩa là họ đều có quyền định đoạt phần di sản liên quan đến mảnh đất đã thuộc về phần thừa kế của mình, do vậy phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ thể liên quan, trong trường hợp này là các thành viên trong gia đình bạn mới có thể tiến hành thủ tục vay ngân hàng.
Trong trường hợp sau khi phân chia di sản thừa kế toàn bộ quyền sở hữu mảnh đất đó thuộc về mẹ của bạn và bà đã ủy quyền cho chị của bạn theo quy định tại Điều 581 “Bộ luật dân sự 2015”:
Điều 581.
Theo đó chị của bạn có nghĩa vụ thực hiện ủy quyền theo Điều 584 “Bộ luật dân sự 2015”:
Điều 584. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Trong phạm vi ủy quyền chị của bạn có thể thay mẹ bạn có quyền cho phép người khác mượn sổ đỏ để thế chấp ngân hàng. Trong tường hợp này khi dùng tài sản của người khác để thế chấp vay tiền ngân hàng, giữa các bên sẽ phát sinh quan hệ dân sự bảo lãnh theo pháp luật quy định, gia đình bạn (bên bảo lãnh) sẽ là người thực hiện bảo lãnh cho người quen (bên được bảo lãnh) để vay tiền và thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng (bên nhận bảo lãnh). Khi tham gia vào quan hệ dân sự này, các bên phải nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình, theo đó, bên bảo lãnh sẽ phát sinh nghĩa vụ và quyền theo quy định cụ thể tại Nghị định163/2006/ NĐ- CP về giao dịch bảo đảm:
Điều 41. Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Căn cứ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định, bao gồm các trường hợp sau đây:
1. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh;
2. Bên được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đó, nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;
3. Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ;
4. Các căn cứ khác, nếu pháp luật có quy định.
Điều 45. Quyền yêu cầu hoàn trả của bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh
thông báo cho bên được bảo lãnh về việc đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; nếu khôngthông báo mà bên được bảo lãnh tiếp tục thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả những gì đã nhận từ bên bảo lãnh.Trong trường hợp tài sản của bên bảo lãnh, cụ thể là quyền sử dụng đất của gia đình bạn bị xử lý khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh. Việc xử lý tài sản được quy định tại Khoản 13 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP:
Điều 47. Xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 Bộ luật Dân sự được thực hiện như sau:
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.
2. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh không giao tài sản thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3. Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý.