Tội vu khống được quy định như thế nào? Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Tội vu khống được quy định như thế nào? Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông a và b ghét chị tôi vì làm cán bô xã mà không giải quyết các yêu cầu không đúng cho họ, vào buôi hop dân a và b mặc dù không có chứng cứ gì nhưng họ quyết tâm phản ảnh xấu làm hạ uy tín của chị tôi trước nhân dân, vậy chị tôi có quyền tố cáo hành vi vu khống ngừoi khác hay không? Cảm ơn luat sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tội vu khống được quy định tại quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định như sau:
"1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Nếu như có căn cứ để cho rằng một người không có bằng chứng, không có căn cứ, và bịa đặt những thông tin không giả dối để xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của người bị bịa đặt. Người bị bịa đặt hoặc bất kỳ ai phát hiện có quyền tố giác hành vi trên tại cơ quan công an điều tra hoặc các cơ quan khác. Sau khi tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm, cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác định thông tin, nếu có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự và giải quyết theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, nếu không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người bịa đặt, nói xấu người khác có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định tại mục a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"