Quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai. Thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng.
Quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai. Thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! tôi là cán bộ địa chính xã mới nhận công tác. Vừa qua tôi có phát hiện một trường hợp xây dựng trên đất qui hoạch của khu trung tâm xã. tôi đã làm việc với chủ đất và lập biện bản yêu đình chỉ thi công xây dựng nhưng chủ sử dụng không hợp tác, tôi được biết quy hoạch trung tâm do xã quản lý và xử lý các hành vi vi phạm đúng không? – Hình thức trước khi cưỡng chế thì phải làm những công tác gì? ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn Điều 12, Luật đất đai năm 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai như sau:
“Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”
Như vậy hành vi xây dựng trái phép trên đất quy hoạch của xã vi phạm Khoản 2, Điều 12, Luật đất đai năm 2013.Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính trong những lĩnh vực đất đai thì có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo Khoản 2, Điều 59, Nghị định 121/2013/NĐ-CP.
Nếu sau khi bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính mà đối tượng vẫn tiếp tục cây dựng trái phép thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Khoản 3, Điều 27, Nghị định 121/2013/NĐ-CP như sau:
“3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây sau khi công trình đã bị lập biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng:
a) Thi công xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng hoặc thiết kế đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng;
b) Thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;
c) Thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp;
d) Thi công xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.”
>>> Luật sư tư vấn pháp
Vì ủy ban nhân dân xã chỉ có thẩm quyền xử phạt đến 10 triệu đồng theo Khoản 2, Điều 27, Nghị định 121/2013/NĐ-CP nên với trường hợp này thì Ủy ban nhân dân cấp huyện mới có thẩm quyền xử phạt hành chính. Và theo đó, Ủy ban nhân dân xã lập biên bản vi phạm hành chính chuyển cấp cho Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định xử phạt theo Khoản 1, Điều 60, Nghị định 121/2013/NĐ-CP. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 68, Nghị định 121/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 68. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.”