Làm hồ sơ khống để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Làm hồ sơ khống để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi người vượt biên trái phép năm 1979, nhà và đất của họ người khác có quyền làm hồ sơ khống để làm sổ đỏ hay không và tài sản (nhà và đất) này có thuộc tài sản của nhà nước hay không. Xin luật sư tư vấn giúp, cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999 (sửa dổi bổ sung 2009)
2. Nội dung tư vấn:
Trong trường hợp này, nếu người vượt biên trái phép đã được câp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay có những giấy tờ có thể chứng minh quyền sử dụng đất là hợp pháp thì họ có quyền sử dụng đối với mảnh đất đó, người khác không có quyền chiếm đoạt mảnh đất này, đồng thời việc làm khống giấy tờ để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là hành vi trái pháp luật, có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 (sửa dổi bổ sung 2009) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức:
"1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."
Về việc đất và nhà đó có thuộc sở hữu của nhà nước hay không thì tùy vào từng trường hợp:
Thứ nhất, nếu người đó bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì sẽ bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 65 Luật đất đai 2013:
"1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người."
>>> Luật sư tư vấn pháp
Thứ hai, nếu đất bị Nhà nước thu hồi theo quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật đất đai 2013 tức là thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hay thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì đất sẽ thuộc sở hữu của Nhà nước và chủ sở hữu bị thu hồi sẽ được đền bù chi phí hợp lý theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thứ ba, nếu không bị thu hồi đất thì tài sản đất và nhà đó vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của người vượt biên đó.