Kỳ phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá.
Kỳ phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá.
Tóm tắt câu hỏi:
Dear , Em là Thắm, đang có một thắc mắc về phát hành kỳ phiếu mong được quý anh chị giải đáp. Tình huống thực tế như sau: Có người nước ngoài đang sinh sống ở Viêt Nam ( A & B). Ông B nợ ông A khoản tiền, hiện tại chưa có khả năng chi trả. Hai bên đã thống nhất với nhau lập kỳ phiếu vào ngày 06/08/2017 ông B sẽ thanh toán hết nợ cho ông A. Hiện tại cả 2 người đang vướng mắc vì không biết thủ tục pháp lý, hay cần những thông tin, giấy tờ gì để lập Kỳ phiếu. Có cần công chứng hay thủ tục gì nữa không? Theo như em được biết thì Kỳ phiếu phải có sự bảo lãnh của bên thứ 3 là Ngân hàng hay tổ chưc Tài chính vậy thì bên thứ 3 đó có nghĩa vụ hay trách nhiệm gì khi bên B không thanh toán đúng hẹn cho bên A không ạ? Rất mong sớm được nhận câu trả lời từ quý anh chị. Xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-NHNN quy định như sau:
"1. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác."
"1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
2. Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
3. Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.
Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật này.
5. Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế – tài chính qua tổng đài: 1900.6568
6. Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống."
Như vậy, kỳ phiếu chỉ có thể phát hành bởi một trong số các tổ chức sau: tổ ngân hàng, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tính dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nói cách khác, giữa hai cá nhân nhân, một cá nhân không thể phát hành kỳ phiếu với cá nhân khác – người đang có nghĩa vụ trả nợ cho mình. Giấy tờ chứng minh nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp, cá nhân vay tiền cá nhân là hợp đồng vay tiền được xác lập giữa hai cá nhân đó. Hợp đồng này có thể được công chứng, chứng thực nếu hai bên có thỏa thuận.