Hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp. Hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt nam có được công nhận hay không? Quy định của pháp luật Việt nam về đa cấp.
Hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp. Hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt nam có được công nhận hay không? Quy định của pháp luật Việt nam về đa cấp.
Tóm tắt câu hỏi:
Đa cấp có phải là loại hình kinh doanh vi pháp hay không? Nếu không thì ở Việt Nam có những Công ty đa cấp nào hoạt đông hợp pháp. Xin nhờ luật sư tư vấn giúp. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong quy định của Luật đầu tư năm 2014 có sự thay đổi đáng kể so với Luật đầu tư năm 2005.
– Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh:
Điều 6 Luật đầu tư năm 2014 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, số ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh chỉ còn lại 6, so với 51 ngành nghề thuộc diện cấm trước đây:
“1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
– Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Điều 7 Luật đầu tư năm 2014 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo đó Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được thu hẹp từ 272 xuống còn 267, sau khi một số ngành, nghề trùng lắp nhau được gộp lại hoặc bổ sung:
“1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.”
Hình thức kinh doanh đa cấp
Nghị định 42/2014/NĐ- CP quy định về hoạt động quản lý bán hàng đa cấp thì kinh doanh theo phương thức đa cấp là hình thức kinh doanh thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng.
Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì hình thức kinh doanh đa cấp không phải hình thức kinh doanh vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nếu kinh doanh dưới hình thức này mà có dấu hiệu bất chính, vi phạm các quy định cụ thể tại Nghị định 42/2014/NĐ- CP thì lúc này được coi là kinh doanh bất hợp pháp.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ theo Điều 48 của Luật Cạnh tranh và Điều 5 của Nghị định số 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/5/2014, cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
– Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
– Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
– Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại.
– Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
– Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
– Cản trở người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa theo quy định tại Điều 26 Nghị định 42/2014/NĐ-CP.
– Cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, về tính chất, công dụng của hàng hóa, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
Như vây, để xác định xem công ty đa cấp nào kinh doanh hợp pháp hay bất hợp pháp, bạn phải đọc kỹ các quy định, và phải xem xét kỹ hoạt động của công ty đó.