Sử dụng chứng minh nhân dân giả bị có vi phạm pháp luật? Mức xử phạt vi phạm hành chính khi dùng thẻ Căn cước công dân giả? Tội dùng chứng minh nhân dân giả bị xử lý như thế nào?
Chứng minh nhân dân hay còn gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh là giấy tờ tùy thân, bao gồm thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của mỗi công dân. Đây là loại giấy tờ cực kỳ quan trọng với mỗi công dân, là vật bất ly thân không thể thiếu trong cuộc sống. Ngoài việc sử dụng trong quá trình đi lại, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu thì nó còn được sử dụng trong các giao dịch cũng như là căn cứ cho các loại giấy tờ khác. Chính vì thế nên Chứng minh nhân dân bị làm giả rất nhiều trên thị thị trường. Vậy sử dụng chứng minh thư giả có vi phạm pháp luật?
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 167/2013/ NĐ-CP ;
–
Mục lục bài viết
1. Chứng minh nhân dân là gì?
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Hiện nay đang lưu hành 2 loại chứng minh nhân dân đó là: Chứng minh nhân dân 12 số và Chứng minh nhân dân 9 số.
Bên cạnh đó bắt đầu từ ngày 01/01/2016, Luật căn cước công dân có hiệu lực, có thêm một loại giấy tờ tùy thân nữa là thẻ Căn cước công dân, có giá trị thay thể Chứng minh nhân dân, tuy nhiên những Chứng minh nhân dân được cấp trước đó vẫn sẽ còn giá trị cho đến khi hết thời hạn theo quy định.
2. Sử dụng Chứng minh nhân dân giả bị có vi phạm pháp luật?
Chứng minh nhân dân giả là những giấy tờ được làm giống như chứng minh nhân dân nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Việc sử dụng Chứng minh nhân dân giả rất hay bắt gặp trong đời sống, thường người phạm tội rất hay sử dụng chứng minh thư giả để thực hiện hành vi lừa đảo, phạm tội của mình. Hành vi sử dụng Chứng minh nhân dân giả là một hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9
“Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
+ Làm giả chứng minh nhân dân;
+ Sử dụng chứng minh nhân dân giả.”
Bất kỳ cá nhân nào đạt độ tuổi luật định và có năng lực trách nhiệm hình sự nếu có hành vi (khách quan) sử dụng giấy tờ, tài liệu giả của cơ qua, tổ chức vào các hành vi trái với quy định của pháp luật hoặc hành vi (chủ quan) cố ý phạm tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước thì có thể bị phạt tiền nếu có đầy đủ các yếu tố sau để cấu thành tội phạm sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại Điều 341 Luật Hình sự, tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức sẽ bị sử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm đối với những cá nhân có hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ hồ sơ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với trường hợp những cá nhân có hành vi phạm tội có tổ chức; phạm tội từ 2 lần trở lên; có hành vi tái phạm nguy hiểm; làm giả từ 2 đến 5 con dấu, tài liệu các giấy tờ, hồ sơ khác hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác để thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, hoặc thực hiện hàng vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc hành vo phạm tội nghiêm trọng.
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với những trường hợp có các cá nhân làm giả 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; dùng con dấu, tài liệu, giấy tờ giả khác thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên hoặc có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả khác để thực hiện hành vi tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
– Ngoài ra, các cá nhân có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Chứng minh nhân dân là loai giấy tờ không thể thiếu vì ứng dụng của nó trong mọi mặt của cuộc sống thường ngày. Như chúng ta đã biết, Chứng minh nhân dân là giấy tờ tùy thân của mỗi công dân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm mục đích quản lý trật tự hành chính. Hiện nay, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể bị phạt 100.000.000 đồng và phạt tù đến 7 năm tùy mức độ vi phạm khi có hành vi sử dụng giấy Chứng minh nhân dân giả. Bởi hành vi sử dụng giấy Chứng minh nhân dân giả gây ảnh hưởng trực tiếp và xâm phạm đến việc quản lý trật tự hành chính và có thể cấu thành tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
3. Mức xử phạt vi phạm hành chính khi dùng CMND, thẻ căn cước giả:
Căn cứ vào Điều 9
– Những cá nhân có hành vi không xuất trình giấy tờ Chứng minh nhân dân hoặc không thực hiện đúng quy định của pháp luật về việc thu hồi, tạm giữ Chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền; hoặc có hành hông thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi Chứng minh nhân dân theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
– Những cá nhân có hành vi sử dụng Chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn Chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật hoặc tẩy xóa, sửa chữa Chứng minh nhân dân thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Những cá nhân có hành vi khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Chứng minh nhân dân; sử dụng Chứng minh nhân dân giả hoặc làm giả Chứng minh nhân dân thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi thế chấp giấy tờ Chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
– Ngoài các hình thức xử phạt trên còn có hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu có hành vi làm giả chứng minh nhân dân; sử dụng Chứng minh nhân dân giả; hoặc tẩy xóa, sửa chữa Chứng minh nhân dân; khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Chứng minh nhân dân.
– Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ sử dụng biện pháp khắc phục hậu quả bắt buộc thu hồi giấy tờ Chứng minh nhân dân đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa Chứng minh nhân dân như một.
Ngoài ra, trong trường hợp trong quá trình tiếp nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân mà phát hiện việc công dân để được cấp thẻ Căn cước công dân đã sử dụng giấy tờ Chứng minh nhân dân hoặc hồ sơ cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thì các cơ quan tổ chức, có thẩm quyền có thể áp dụng các quy định của Nghị định số 167/NĐ-CP để xử phạt về các hành vi vi phạm tương ứng trong cấp, quản lý và sử dụng Căn cước công dân.
4. Tội dùng chứng minh nhân dân giả bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi Tội dùng chứng minh nhân dân giả, lập tài khoản ngân hàng, rồi bán cho người khác sẽ bị sử phạt ra sao? Rất mong nhận được câu trả lời sớm?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đã có hành vi sử dụng chứng minh thư nhân dân giả để lập tài khoản ngân hàng nên căn cứ điểm c khoản 3 Điều 9
Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.
Đồng thời bạn sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung đối với hành vi này là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Đồng thời, do bạn có hành vi bán chứng minh thư nhân dân giả đó cho người khác nhằm lừa dối họ thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 267
Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Như vậy, tùy vào mức độ phạm tội bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.