Nội dung và trách nhiệm đăng ký khai sinh? Không có giấy chứng sinh có làm được giấy khai sinh không?
Đăng ký khai sinh cho con là nghĩa vụ mà cha mẹ hoặc người giám hộ phải làm theo quy định của Luật hộ tịch, đây là một trong những nghĩa vụ đăng ký hộ tịch bứt buộc. Người đi đăng ký khai sinh phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của pháp luật để hoàn thiện hồ sơ và được cấp giấy khai sinh. Vậy trường hợp không có giấy chứng sinh có làm được giấy khai sinh không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thuế nói chung và thuế mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá phải chịu nói riêng.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Nội dung và trách nhiệm đăng ký khai sinh?
Theo Khoản 2 Điều 2 Luật hộ tịch 2014 thì Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Khai sinh là một trong những sự kiện hộ tịch bắt buộc theo quy định của luật hộ tịch, việc đăng ký khai sinh sẽ xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận và thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch về sự kiện có thêm một công dân mới, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.
Theo quy định của luật hộ tịch thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện việc đăng ký khai sinh, cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Việc đăng ký khai sinh là việc xác lập quyền công dân cho người được khai sinh, do đó nội dung đăng ký khai sinh phải đầy đủ các nội dung liên quan:
– Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
– Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
– Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân, bao gồm thông tin của người được đăng ký khai sinh, thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Giấy khai sinh là văn bản bắt buộc, đây là giấy tờ chứng minh thông tin hợp pháp của người được khai sinh, là văn bản xác nhận quyền công dân của người được khai sinh, khi được cấp giấy khai sinh thì người được khai sinh là công dân hợp pháp của pháp luật nước sở tại, do vậy, mỗi công dân sinh ra đều phải được đăng ký hộ tịch tức đăng ký giấy khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch.
Pháp luật quy định rõ về các nguyên tắc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh theo pháp luật quốc tịch và pháp luật dân sự, do đó trong quá trình đăng ký khai sinh, cơ quan có thẩm quyền cần xác định chính xác quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh tránh sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình đăng ký, trường hợp xảy ra sai sót về thông tin của người được đăng ký khai sinh thì sẽ phải đăng ký lại theo quy định, giấy tờ có thông tin sai sẽ không được chấp thuận.
Những nội dung đăng ký khai sinh cơ bản nêu trên đều là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các hồ sơ, giấy tờ của cá nhân từ thời điểm đăng ký khai sinh trở về sau đều phải liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó nhằm quản lý thông tin chính xác của một công dân.
Cha hoặc mẹ hoặc những người thân thích khác là những đối tượng chịu trách nhiệm trong việc đăng ký giấy khai sinh cho con. Cha mẹ sẽ thực hiện đăng ký khai sinh cho con trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, trường hợp đăng ký muộn hơn sẽ được giải quyết theo thủ tục đăng ký khai sinh muộn. Trong các trường hợp bất khả kháng như cha mẹ người được khai sinh qua đời, ốm đau, bệnh tật…mà không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Ngoài trách nhiệm của Cha hoặc mẹ hoặc những người thân thích khác trong việc đăng ký khai sinh cho con thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đăng ký khai sinh đúng thẩm quyền, đúng thông tin đăng ký, tuân thủ các quy định của pháp luật. Đồng thời Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
2. Không có giấy chứng sinh có làm được giấy khai sinh không?
Điều 16 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh như sau:
– Bước 1: Nộp tờ khai đăng ký khai sinh và giấy chứng sinh theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Người đi đăng ký nộp tờ khai đăng ký cho Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ, người đi đăng ký có thể là: cha, mẹ, ông bà, người thân thích, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em.
– Bước 2: Sau khi ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ nhận được hồ sơ đăng ký khai sinh từ người đi đăng ký, nếu ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp-hộ tịch ghi nội dung khai sinh bao gồm thông tin của người được đăng ký khai sinh, thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh, số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
– Bước 3: Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ sẽ được thực hiện theo thủ tục riêng về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.
Theo quy định hiện hành thì người đi đăng ký khai sinh (cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp).
– Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ. Trường hợp đã ly hôn thì mang hộ khẩu của người đi khai sinh;
– Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn).
Nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ quan hệ hôn nhân của cha mẹ, không bắt buộc xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn;
– CMND/Hộ chiếu Việt Nam (bản chính và bản photo) của cha mẹ hoặc người đi làm thay;
– Điền mẫu tờ khai đăng ký khai sinh;
Như vậy, khi đi đăng ký khai sinh cho con thì phải có Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất đắc dĩ mà người đi làm giấy đăng ký khai sinh cho con không có giấy chứng sinh của cơ sở ý tế hay bệnh viện. Do đó, trong trường hợp này, Điều 16 Luật hộ tịch 2014 quy định: “Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.”
Như vậy, trường hợp muốn làm giấy khai sinh cho con mà không có giấy chứng sinh của các cơ sở y tế hay bệnh viện thì bạn có thể nhờ người thân – người có thể xác minh việc sinh của em bé lập một văn bản xác nhận việc con được sinh ra và nộp bản xác nhận đó kèm theo các giấy ờ cần thiết thay thế giấy chứng sinh để làm thủ tục khai sinh thì sẽ được làm khai sinh.