Có thể thấy để kịp thời ngăn chặn tội phạm hay khi có căn cứ, nghi ngờ một cá nhân phạm tội thì các cơ quan chủ thể tiến hành tố tụng hình sự sẽ có quyền ra lệnh, quyết định bắt và tạm giam, trong đó Tòa án nhân dân có quyền ra lệnh bắt và tạm giam khi cần thiết.
Mục lục bài viết
1. Lệnh bắt và tạm giam của tòa án là gì?
Mẫu lệnh bắt và tạm giam của tòa án là mẫu lệnh bắt được
Bắt và tạm giam một người nào đó khi có sự nghi ngờ phạm tội là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại
+ Biện pháp bắt người bao gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
+ Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Cơ quan điều tra phải kiểm tra căn cước của người bị tạm giam và
Căn cứ vào quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì những chủ thể sau đây có thẩm quyền lệnh bắt và tạm giam:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
+ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Mẫu lệnh bắt và tạm giam của Tòa án là văn bản chứa đựng những thông tin của người bị bắt và tạm giam ( bị can hoặc bị cáo), cơ quan, chủ thể có trách nhiệm thi hành Lệnh này( công an nhân dân),.. Đồng thời lệnh bắt và tạm giam của Tòa án chính là căn cứ pháp lý để các cơ quan, chủ thể khác thực hiện hoạt động bắt và tạm giam người bị nghi ngờ phạm tội.
2. Mẫu lệnh bắt và tạm giam của tòa án:
TÒA ÁN….. (1)
Số:…./…../HSST-LBTG (2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày…… tháng…… năm..
LỆNH BẮT VÀ TẠM GIAM
TÒA ÁN…..
-. Căn cứ vào các điều 38, 79, 80, 88, 176 và 177 của Bộ luật Tố tụng hình sự:
– Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số ……./……../HSST ngày……. tháng….. năm…….;
– Xét thấy cần thiết bắt và tạm giam bị can (bị cáo) (3) để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án,
RA LỆNH:
1. Bắt và tạm giam bị can (bị cáo): (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp)
Bị Viện kiểm sát (4)…
Truy tố về tội (Các tội) …..
Theo điểm (các điểm)………. khoản (các khoản)……… Điều (các điều)…….. của Bộ luật Hình sự.
Thời hạn tạm giam tính từ ngày bắt để tạm giam cho đến ngày…. tháng….. năm…. (5)
2. Công an (6)…… có trách nhiệm thi hành Lệnh này.
Trong trường hợp bị can (bị cáo) trốn tránh hoặc không biết bị can (bị cáo) đang ở đâu, thì yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã và sau thời hạn một tháng, kể từ ngày ra quyết định truy nã thông báo kết quả của việc truy nã cho Tòa án biết.
Nơi nhận:
– Công an……;
– VKS …..;
– Bị can (bị cáo)…….;
– Lưu hồ sơ vụ án.
TÒA ÁN……
3. Hướng dẫn viết lệnh bắt và tạm giam của tòa án:
(1) Ghi tên Tòa án xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện cần ghi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tòa án nhân dân quận 1, thành phố H); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự khu vực 1, quân khu 4).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra lệnh bắt và tạm giam (Ví dụ: Số: 137/2004/HSST-LBTG).
(3) Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì ghi “bị can” và sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì ghi “bị cáo”.
(4) Ghi tên Viện kiểm sát tương tự như ghi tên Tòa án được hướng dẫn tại điểm (1).
(5) Ghi ngày, tháng, năm kết thúc thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
(6) Nếu là Tòa án quân sự thì ghi “Đơn vị cảnh vệ”.
(7) Nếu Chánh án ký tên thì ghi Chánh án; nếu Phó Chánh án ký tên thì ghi Phó Chánh án.
4. Một số quy định về thi hành tạm giữ, tạm giam:
Căn cứ và Điều 3, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, ta thấy được:
“1. Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
3. Chế độ tạm giữ, tạm giam là chế độ quản lý giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam và chế độ ăn, ở, mặc, tư trang, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo và tài liệu, gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.”
Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
4.1. Cơ cấu, tổ chức của nhà tạm giữ:
– Nhà tạm giữ có buồng tạm giữ, buồng tạm giam, buồng kỷ luật, buồng quản lý phạm nhân; có các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng hình sự. Tùy quy mô giam giữ, nhà tạm giữ có thể có các công trình phục vụ sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; có các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại nhà tạm giữ;
– Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ trong Công an nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
– Tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ Cơ quan điều tra hình sự khu vực trong Quân đội nhân dân gồm có Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
– Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đã quy định cơ cấu tổ chức của nhà tạm giữ rất cụ thể về các công trình tại nhà tạm giữ. Ngoài ra, còn quy định tổ chức bộ máy của nhà tạm giữ trong Công an Nhân dân, Cơ quan Điều tra; đặc biệt quy định Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
4.2. Cơ cấu, tổ chức của trại tạm giam:
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 14, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì Trại tạm giam được tổ chức như sau:
“a) Trại tạm giam có phân trại tạm giam, khu giam giữ, buồng tạm giam, buồng tạm giữ, buồng giam người đang chờ chấp hành án phạt tù, buồng giam người bị kết án tử hình, buồng kỷ luật, phân trại quản lý phạm nhân; các công trình phục vụ việc quản lý giam giữ, hoạt động tố tụng, thi hành án, sinh hoạt, chăm sóc y tế, giáo dục người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thi hành án phạt tù; các công trình làm việc, sinh hoạt của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức công tác tại trại tạm giam;
b) Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Công an nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức và được tổ chức thành các đội, phân trại tạm giam, phân trại quản lý phạm nhân để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
c) Tổ chức bộ máy của trại tạm giam trong Quân đội nhân dân gồm có Giám thị, Phó Giám thị, Chính trị viên, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng, trưởng cơ sở y tế; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng có thể được tổ chức thành các đội để làm nhiệm vụ quản giáo, trinh sát, bảo vệ, hỗ trợ tư pháp, thi hành án hình sự, tham mưu tổng hợp, hậu cần, kỹ thuật, giáo dục, y tế, hồ sơ;
d) Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.”
Cũng giống như nhà tạm giữ thì trại tạm giữ cũng có cơ cấu tổ chức nhất định. Tại trại tạm giam của Công an Nhân dân và Quân dội nhân dân sẽ có tổ chức bộ máy khác nhau. Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng của trai tạm giam phải có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác do Chính phủ quy định.
Và cả nhà tạm giữ và trại tạm giam đều có nhiệm vụ tiếp nhận, lập hồ sơ, lập danh bản, chỉ bản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hoặc người có quyết định điều chuyển theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Đồng thời, Trưởng nhà tạm giữ, Phó Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam, Phó giám thị trại tạm giam, người thi hành tạm giữ, tạm giam phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình trong việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.