Khái quát về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá? Các hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá? Xử phạt đối với hành vi vi phạm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa?
Sở giao dịch hàng hóa là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu đời. Trong hoạt động mua bán hàng hoá, Sở giao dịch hàng hóa có những chức năng và vai trò vô cùng quan trọng như cung cấp các điều kiện cụ thể về vật chất và kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, điều hành các hoạt động của giao dịch. Không những thế, Sở giao dịch hàng hóa còn niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch chứng khoán. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành các quy định cụ thể về Sở giao dịch hàng hóa. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về các hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá:
“ Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo nhưng tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai”.
Ta nhận thấy, theo quy định pháp luật thì mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một hoạt động thương mại, theo đó thì các bên sẽ thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định thông qua Sở giao dịch hàng hóa dựa theo những tiêu chuẩn cơ bản của Sở giao dịch hàng hoá với giá được các bên thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng sẽ được xác định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt. Chính vì vậy mà việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những đặc điểm cụ thể như sau:
– Các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua hình thức pháp lí và
– Hàng hóa được mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa sẽ được trao đổi giữa bên mua và bên bán phải là những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa một cách cụ thể và được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ.
– Việc các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của các bên thường không được thực hiện vào thời điểm kí kết hợp đồng mà được thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
– Việc các bên thực hiện mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thủ tục của Sở Giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch đóng vai trò trung gian, kết nối các bên mua và bán hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
2. Các hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá:
Theo quy định tại Điều 70 và Điều 71
– Nhân viên của Sở giao dịch hàng hoá không được phép môi giới, mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.
– Các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá không được thực hiện các hành vi sau đây:
+ Gian lận, lừa dối về khối lượng hàng hóa trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn được giao dịch hoặc có thể được giao dịch và gian lận, lừa dối về giá thực tế của loại hàng hoá trong các hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn.
+ Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hoá mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa.
+ Dùng các biện pháp bất hợp pháp để gây rối loạn thị trường hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hoá.
– Đối với thương nhân hoạt động môi giới hàng hóa qua sở giao dịch, ngoài việc không được thực hiện các hành vi trên còn bị cấm các hành vi sau:
+ Chào hàng hoặc môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng.
+ Sử dụng giá giả tạo hoặc các biện pháp gian lận khác.
+ Lôi kéo khách hàng ký hợp đồng bằng cách hứa hẹn bồi thường phát sinh hoặc bảo đảm lợi nhuận cho khách hàng.
+ Từ chối hoặc tiến hành chậm trễ một cách bất hợp lý theo các nội dung đã thỏa thuận với khách hàng.
Như vậy, pháp luật đã đưa ra quy định cụ thể về các hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hoá. Các chủ thể nếu vi phạm bào điều cấm được nêu cụ thể bên trên thì căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi mà sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.
3. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa:
Theo Điều 77 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa có nội dung như sau:
– Thứ nhất: Áp dụng mức hạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của nhân viên của sở giao dịch hàng hóa thực hiện việc môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
– Thứ hai: Áp dụng mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài mà không
+ Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa mà không phải là thành viên kinh doanh của sở giao dịch hàng hóa.
– Thứ ba: Áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thành viên của sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình.
+ Không lưu giữ hợp đồng ủy thác giao dịch, các lệnh ủy thác giao dịch và các yêu cầu điều chỉnh hoặc hủy lệnh ủy thác giao dịch của khách hàng.
+ Không lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.
+ Không
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc thông báo các giao dịch cho khách hàng theo quy định.
+ Không ký hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản với khách hàng theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện giao dịch cho khách hàng khi chưa nhận được lệnh ủy thác giao dịch từ khách hàng.
+ Làm môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng theo quy định.
+ Nhận ủy thác giao dịch cho khách hàng không đúng quy định.
– Thứ tư: Áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thành viên của sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm một phần lợi nhuận cho khách hàng.
+ Sử dụng giá giả tạo và các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng.
+ Thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa mà không phải là thành viên kinh doanh hoặc thành viên môi giới của sở giao dịch hàng hóa.
– Thứ năm: Áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thành viên của sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc ký quỹ giao dịch theo quy định;
+ Không thực hiện đúng quy định về tổng hạn mức giao dịch hoặc hạn mức giao dịch;
+ Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm một phần lợi nhuận cho khách hàng.
– Thứ sáu: Áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Kê khai không chính xác hoặc không kịp thời các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa;
+ Từ chối chấp thuận tư cách thành viên sở giao dịch hàng hóa mà không trả lời bằng văn bản hoặc không nêu rõ lý do của việc từ chối.
– Thứ bảy: Áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không công bố thời gian giao dịch cụ thể theo quy định.
+ Không công bố điều lệ hoạt động, giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung.
+ Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa trong trường hợp giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
+ Không thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa trong trường hợp có thay đổi các nội dung của giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa.
+ Không công bố hoặc công bố không kịp thời các trường hợp tạm ngừng giao dịch theo quy định pháp luật.
+ Không công bố, công bố không đầy đủ hoặc không chính xác danh sách và các thông tin về thành viên của sở giao dịch hàng hóa; thông tin về giao dịch và các lệnh giao dịch mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo điều lệ hoạt động của sở giao dịch hàng hóa/.
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không chính xác, đầy đủ quy định về việc báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa và các thành viên sở giao dịch hàng hóa tại thời điểm báo cáo.
+ Đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hóa mua bán qua sở giao dịch hàng hóa.
– Thứ tám: Áp dụng mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với sở giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị thành lập, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép thành lập sở giao dịch hàng hóa.
+ Chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định.
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc ký quỹ giao dịch theo quy định.
+ Không thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch một cách cần thiết theo quy định.
+ Cho phép thành viên đã bị chấm dứt tư cách thành viên tiếp tục thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
+ Tổ chức hoạt động giao dịch các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện mà không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
+ Không thực hiện đúng quy định về tổng hạn mức giao dịch hoặc hạn mức giao dịch.
+ Không thực hiện đúng các phương thức giao dịch hoặc nguyên tắc khớp lệnh giao dịch hoặc công bố thông tin giao dịch theo quy định.
+ Tổ chức hoạt động giao dịch các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: đó là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định cụ thể được nêu trên.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Việc ban hành quy định này là hoàn toàn hợp lý. Dựa trên cơ sở điều luật được ban hành mà áp dụng đúng mức xử phạt đối với từng hành vi cụ thể, từ đó đã góp phần đảm bảo hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa diễn ra trong sạch, công bằng và minh bạch.