Trách nhiệm hình sự là gì? Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi? Mới 15 tuổi ăn trộm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật hiện hành Việt Nam quy định về chịu trách nhiệm hình sự, theo đó, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội. Những chủ thể khi đạt đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Vậy trong trường hợp một người mới 15 tuổi ăn trộm thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Và vấn đề này được pháp luật quy định như thế nào?
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017
+ Nghị định 167/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
1. Trách nhiệm hình sự là gì?
Trách nhiệm hình sự được hiểu là trách nhiệm pháp lý, theo đó, những người nào phạm tội thuộc Bộ luật hình sự quy định thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự chính là những hậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu, được biểu hiện dưới dạng bản án, quyết định của Toà án, tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện và được thực hiện bởi hình phạt và những biện pháp cưỡng chế, ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là những người từ đủ 16 tuổi trở lên, những chủ thể này phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự và có những quy định khác.
2. Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi.
Tại Điều 12
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có những quy định khác.
Pháp luật quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự 2015
Theo đó, pháp luật quy định về phân loại tội phạm phụ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội bao gồm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Nhóm 1: tội phạm ít nghiêm trọng được hiểu là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự quy định. Mức hình phạt đối với tội phạm ít nghiêm trọng được quy định là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
+ Nhóm 2: tội phạm nghiêm trọng được hiểu là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn. Pháp luật quy định mức phạt cao nhất của nhóm tội phạm này là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
+ Nhóm 3: tội phạm rất nghiêm trọng được hiểu là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội là rất lớn. Theo đó, mức hình phạt cao nhất được áp dụng đối với tội phạm này là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù theo quy định của Bộ luật hình sự.
+ Nhóm 4: tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được hiểu là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Pháp luật quy định về mức phạt cao nhất đối với tội phạm này là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Theo đó, đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 thì đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, người nào có đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, mức hình phạt theo quy định của pháp luật tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm. Đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 thì đây được quy định là tội phạm nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi.
– Pháp luật hiện hành có quy định những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi, bởi lẽ đây là độ tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất, cũng như về tâm- sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống, đối tượng này dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động mạo hiểm. Và ở độ tuổi này dễ bị tổn thương, và với đặc điểm tâm lý như vậy thì việc xác định, việc phạm tội của người dưới 18 tuổi có phần trong đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội. Do vậy, pháp luật đã quy định riêng về trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội.
– Theo đó, các chế tài được áp dụng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi được pháp luật quy định là : cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Hình phạt cảnh cáo được quy định chung cho tất cả những tất cả những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Đối với hình phạt là phạt tiền thì đây là hình phạt chính đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, ngoài các điều kiện chung được quy định thì điều luật đã quy định hai điều kiện bổ sung cho phép áp dụng hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đó là: người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, và có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
Khi áp dụng biện pháp phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi thì cần phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, thì hình phạt này được áp dụng trong những trường hợp: đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, hình phạt này được áp dụng nếu đối tượng là tội phạm đã thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; trường hợp đối với người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng.
– Đối với người dưới 18 tuổi có hành vi ăn trộm thì tuỳ thuộc vào mức độ, và tính chất của hành vi vi phạm mà có những biện pháp xử lý khác nhau theo quy định của pháp luật. Theo đó, mức hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:
+ Khung 1: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng và thuộc một trong những trường hợp như:
– Người phạm tội đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm
– Người phạm tội đó đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015 nhưng vẫn chưa được xóa án tích mà còn có hành vi vi phạm.
– Người phạm tội đó có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
– Tài sản bị trộm cắp được xác định là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ hoặc trong trường hợp tài sản là di vật, cổ vật.
+ Khung 2: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với những trường hợp:
– Phạm tội có tổ chức.
– Hành vi phạm tội của người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.
– Hành vi chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
– Hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm gây nguy hiểm cho xã hội.
– Hành vi của người phạm tội là hành hung để tẩu thoát.
– Tài sản bị trộm cắp là bảo vật quốc gia.
– Trường hợp người phạm tội là tái phạm nguy hiểm.
+ Khung 3: bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với những trường hợp như:
– Hành vi vi phạm đó của người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để có hành vi trộm cắp tài sản.
+ Khung 4: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với những trường hợp như sau:
– Có hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên
– Người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để trộm cắp tài sản.
Tuỳ thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà có những khung hình phạt khác nhau được áp dụng đối với tội trộm cắp tài sản. Bên cạnh những hình phạt được nêu trên thì pháp luật còn quy định về hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ- CP đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Mới 15 tuổi ăn trộm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Ví dụ thực tế:
Vào khoảng 14h ngày 29/2/2016 Trần Văn An,15 tuổi cậy cửa vào nhà ông Tiền lấy trộm chiếc xe đạp cũ( ông Tiền mới mua 300.000đ) khi An vừa dắt xe đạp nói trên ra khỏi nhà thì bị những người hàng xóm phát hiện và bắt giữ, dẫn đến công an xã.
Xét về hành vi của An là trộm cắp tài sản của dưới 2.000.000 đồng nên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 15,
Tuy nhiên khi thực hiện hành vi thì An 15 tuổi nên căn cứ Khoản 3 Điều 134
– Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
– Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
– Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
Như vậy, trong trường hộ này, An không áp dụng hình thức phạt tiền, chỉ có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với hành vi trộm cắp tài sản của mình.