Có thể giải quyết tranh chấp lao động mà không có công đoàn? Công đoàn không vô tư, khách quan trong giải quyết tranh chấp lao động.
Có thể giải quyết tranh chấp lao động mà không có công đoàn? Công đoàn không vô tư, khách quan trong giải quyết tranh chấp lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đang có tranh chấp lao động với Ban giám đốc về áp dụng chi trả lương hưu. Công đoàn gồm những thành viên đã bị Ban giám đốc chi phối làm theo ý muốn của Ban giám đốc, nên sắp đặt cuộc họp để có ý kiến của Công Đòan theo ý của Ban giám đốc. Kính mong Luật sư tư vấn giúp ý kiến cho tôi hỏi: Tôi có thể yêu cầu không cần Công Đòan tham gia bảo vệ tôi được không? Tôi có thể yêu cầu để tự mình tôi giải quyết với Công ty mà không cần Công Đoàn can thiệp được không? Vì tôi chắc chắc rằng ý kiến của Công Đòan sẽ thất lợi cho tôi. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Luật sư sớm. Trân trọng cám ơn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “
2. Luật sư tư vấn:
Điều 188 “
1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng,
nội quy lao động , quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiểu biết về pháp luật về lao động, pháp luật về công đoàn cho người lao động.
3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức công đoàn các cấp tham gia với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và tổ chức đại diện người sử dụng lao động để trao đổi, giải quyết các vấn đề về lao động.
Căn cứ Điều 196 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động:
1. Trong giải quyết tranh chấp lao động, hai bên có quyền sau đây:
a) Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
b) Rút đơn hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
c) Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
2. Trong giải quyết tranh chấp lao động, hai bên có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
b) Chấp hành thoả thuận đã đạt được, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Đối với trường hợp của bạn, tranh chấp lao động với Ban giám đốc về áp dụng chi trả lương hưu đây là tranh chấp lao động cá nhân. Trong tranh chấp lao động cá nhân không bắt buộc phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn, trường hợp có Công đoàn tham gia thì công đoàn tham gia vào tranh chấp với tư cách là người đại diện bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Công đoàn là chủ thể thứ 3 đứng ngoài tranh chấp, không phải là một bên của tranh chấp. Công đoàn đứng ra đề nghị người sử dụng lao động xem xét và giải quyết những yêu cầu của người lao động với tư cách là người đại diện, bảo vệ cho người lao động.
Theo như thông tin bạn cung cấp công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp đã bị Ban giám đốc chi phối làm theo ý muốn của Ban giám đốc, ý kiến của Công đoàn trong cuộc họp theo ý kiến của Ban giám đốc. Như vậy, công đoàn đã vi phạm nghĩa vụ của mình khi tham gia tranh chấp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. Theo đó, bạn có thể yêu cầu để tự mình giải quyết tranh chấp lao động mà không cần có sự tham gia của tổ chức Công đoàn khi có lý do cho rằng họ không vô tư hoặc không khách quan trong việc bảo vệ quyền, lợi ịch hợp pháp của bạn.