Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư. Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ.
Thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư. Trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền chi trả về bồi thường, hỗ trợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật Dương Gia. 1) Nhà của chúng tôi bị giải tỏa thu hồi đất vào năm 2010. Không Căn cứ vào “mục 3 Điều 58
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật đất đai năm 2013;
– Nghị định 84/2007/NĐ-CP;
– Công văn 8697/BTC-ĐT.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 210 Luật đất đai năm 2013:
"6. Đối với những dự án, hạng mục đã chi trả xong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng theo quy định của Luật này. Trường hợp những dự án, hạng mục đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc đang thực hiện chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được phê duyệt trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo phương án đã phê duyệt, không áp dụng theo quy định của Luật này."
Nếu như việc thu hồi đất được thực hiện trước khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực tuy nhiên vẫn chưa thực hiện chi trả xong bồi thường, hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được phê duyệt thì sẽ áp dụng các quy định của Luật đất đai năm 2013. Do đó, trong tình huống, nếu như thuộc trường hợp nêu trên, cơ quan thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng có cơ sở để áp dụng Luật đất đai năm 2013. Tuy nhiên, việc chi trả tiền bồi thường được thực hiện theo khoản 3 Điều 58 Nghị định 84/2007/NĐ-CP, đây là cơ sở để cho rằng, phương án bồi thường thu hồi đất đã được phê duyệt trước khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực. Do đó, căn cứ vào khoản 6 Điều 210 Luật đất đai năm 2013, việc áp dụng Luật đất đai năm 2013 để thực hiện việc giải phóng mặt bằng là không đúng quy định pháp luật.
Theo Công văn 8697/BTC-ĐT ngày 4/7/2013 của Bộ tài chính:
" Riêng trường hợp chủ đầu tư đã tạm ứng vốn cho công tác bồi dưỡng, giải phóng mặt bằng vì lý do bất khả kháng chưa chi trả cho người thụ hưởng, nếu trước đây đã gửi tiền tại các tổ chức tín dụng có phát sinh lãi đề nghị nộp toàn bộ lãi phát sinh vào ngân sách nhà nước; đồng thời chuyển toàn bộ số tiền đã tạm ứng về tài khoản tiền gửi của chủ đầu tư tại Kho bạc nhà nước để thuận tiện cho việc kiểm soát thanh toán và thu hồi tạm ứng."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua tổng đài: 1900.6568
Chủ đầu tư đã thực hiện việc tạm ứng vốn cho việc giải phóng mặt bằng cho gia đình anh, thế hiện qua việc gửi tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, cần phải xem xét gia đình của anh đã tiếp nhận số tiền giải phóng mặt bằng này chưa. Nếu như gia đình anh chưa tiếp nhận số tiền giải phóng mặt bằng thì cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có cơ sở để chuyển phần lãi phát sinh từ số tiền này vào ngân sách nhà nước.