Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình. Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình. Bảo lãnh quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Luật Sư
Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình để bảo lãnh cho thành viên trong hộ gia đình đó vay vốn ngân hàng thì trong hợp đồng thế chấp, bên bảo lãnh:
– Nếu người vay là chủ hộ có cần phải ký bên bảo lãnh và bên thế chấp.
– Nếu người vay không phải là chủ hộ phải ký vào những vị trí nào.
Chúc Luật Sư ngày làm việc vui vẻ. Chào Luật Sư.?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2005.
2. Luật sư tư vấn:
Theo Điều 108 Bộ luật dân sự năm 2005:
"Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ."
Quyền sử dụng đất của hộ gia đình là tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình. Như vậy, mọi thành viên trong gia đình đều có quyền định đoạt, đối với quyền sử dụng đất thuộc phần quyền sở hữu của mình.
Về bản chất, tài sản chung thuộc sở hữu chung của nhiều chủ sở hữu, các chủ sở hữu có đều có quyền đối với tài sản chung theo thỏa thuận từ trước. Do đó, để xem xét trách nhiệm của người vay vốn không cần xác định người vay vốn là có là chủ hộ hay không.Ở giao dịch trong tình huống, người vay vốn đã thế chấp phần quyền sử dụng đất của mình nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Những thành viên còn lại trong hộ gia đình (mà có người vay vốn) đã bảo lãnh cho người người vay vốn. Để đảm bảo những thành viên còn lại trong hộ gia đình sẽ thực hiện việc bảo lãnh, những thành viên còn lại trong hộ gia đình đó đã thế chấp phần quyền sở hữu đất của mình để bảo đảm cho việc thực hiện việc bảo lãnh.
Theo quy định tại Điều 361 Bộ luật dân sự năm 2005:
"Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình".
Trong giao dịch bảo lãnh tồn tại ba chủ thể: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh. Do đó, trong tình huống của bạn, bên có nghĩa vụ trả nợ không thể là bên bảo lãnh. Do đó, người vay vốn ngân hàng không thể là bên bảo lãnh trong trong giao dịch bảo lãnh. Do đó, người vay vốn ngân hàng không được ký tên vào phần cần có chữ ký của người bảo lãnh trong giao dịch bảo lãnh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 342 Bộ luật dân sự năm 2005 :
"Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai."
Trong giao dịch thế chấp tồn tại hai chủ thể: bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Do đó, những người sử dụng tài sản của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của mình đều phải ký tên vào bên thế chấp. Trong tình huống, người vay vốn ngân hàng cũng là người dùng tài sản của mình để thế chấp. Tuy nhiên, việc thế chấp ở đây không phải là là thế chấp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Việc thế chấp ở đây có thế là người vay vốn thế chấp tài sản của chính mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.