Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh. Quy trình, tiêu chuẩn kiểm dịch sản phẩm động vật.
Kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh. Quy trình, tiêu chuẩn kiểm dịch sản phẩm động vật.
1. Căn cứ pháp lý
– Pháp lệnh Thú y năm 2004.
– Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN;
– Thông tư 04/2012/TT-BTC.
2.Trình tự thực hiện:
3.Hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ gồm:
– Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển theo mẫu quy định;
– Bản sao phiếu kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y sản phẩm động vật (nếu có);
– Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Giấy đăng ký kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi huyện trong tỉnh.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: trạm thú y huyện
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: trạm thú y huyện
– Cơ quan liên quan: phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
7. Trình tự giải quyết
– Kiểm tra trước khi đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
+ Kiểm tra nội dung đăng ký kiểm dịch và các giấy tờ có liên quan;
+ Căn cứ tình hình dịch bệnh động vật tại nơi xuất phát, kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật chuẩn bị các điều kiện để kiểm dịch;
+ Trong phạm vi 02 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo thời gian, địa điểm, nội dung kiểm dịch;
+ Kiểm tra việc thực kiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch;
+ Hướng dẫn chủ hàng đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch và phải tiến hành kiểm dịch chậm nhất sau 02 ngày kể từ khi sản phẩm động vật được tập trung tại địa điểm đã chỉ định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
– Kiểm tra sau khi đưa sản phẩm động vật đến khu cách ly kiểm dịch:
+ Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm động vật theo hồ sơ đăng ký của chủ hàng;
+ Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản sản phẩm và kiểm tra cảm quan đối với sản phẩm động vật; kiểm tra dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm tươi sống sau giết mổ;
+ Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật chưa xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định hoặc chưa có dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y; theo yêu cầu của chủ hàng (nếu có);
+ Khử trùng tiêu độc đối với lô hàng theo quy định;
+ Đánh dấu, niêm phong bao bì chứa đựng đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
– Sau khi thực hiện việc kiểm dịch, nếu sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, kiểm dịch viên động vật thực hiện:
+ Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y trong phạm vi 24 giờ trước khi vận chuyển;
+ Trong ngày bốc xếp hàng, kiểm dịch viên động vật thực hiện: Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động vật lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc khu cách ly kiểm dịch, nơi bốc xếp hàng.
– Trường hợp sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
8. Lệ phí
– Phí cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận vận chuyển trong nội tỉnh: 5.000 đồng/ lần (Thông tư số 04/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y)
– Phí tiêu độc khử trùng phương tiện vận chuyển: 40.000 đồng.