Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thú y đối với việc vận chuyển động vận.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thú y đối với việc vận chuyển động vận.
I. Cơ sở pháp lý
– Pháp lệnh thú y 2004;
– Thông tư 04/2012/TT-BTC;
– Thông tư 11/2009/TT–BNN ngày 04 tháng 03 năm 2009 thông tu quy định về việc sửa đối một số điều về quy trình, tuhr tục kiểm dịch động vạt, sản phẩm động vật , kiểm tra thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/03/2006 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
II. Luật sư tư vấn:
1. Điều kiện thực hiện
– Đối với cơ sơ chăn nuôi(của hộ gia đình, cá nhân)
+ Chuồng trại, nơi chăn nuôi khác phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc, diệt mầm bệnh, các loài động vật trung gian truyền bệnh theo chế độ định kỳ và sau mỗi đợt nuôi
+ Chuồng trại, nơi chăn nuôi phải có những khu biệt lập để cách ly động vật nhiễm bệnh, để xử lý nước thải động vật
+ Dụng cụ dùng trong chăn nuôi phải đáp ứng những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và phải được vệ sinh trước khi đưa vào sử dụng
+ Thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thú y
+ Nước sử dụng cho chăn nuôi và sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh thú y và sẽ được cơ quan thú y kiểm định
+ Người chăn nuôi phải bảo đảm sức khỏe
+ Phải có các ghi chép về các đợt giao nhận động vật, phòng chống dịch bệnh cho động vật.
– Đối với cơ sở chăn nuôi tập trung:
+ Có những yêu cầu cụ thể khác nhau đối với địa điểm của cơ sở chăn nuôi, cách bố trí, hố khử trùng, nhà kho, nơi vệ sinh của nhân viên làm việc, nguồn nước, nơi xả rác…Liên hệ với cơ quan thú y địa phương để có thông tin chi tiết.
+ Phải thông báo định kỳ tới cơ quan thú y địa phương về chủng loại, số lượng đàn vật nuôi, việc mua bán vật nuôi, các biện pháp phòng chống dịch bệnh… Liên hệ với cơ quan thú y địa phương để có thông tin chi tiết.
– Tất cả các chủ động vật (bao gồm chăn nuôi trên cạn và dưới nước):
+ Phải sử dụng thuốc thú y và sinh phẩm thú y sđể phòng chống dịch bệnh và phải có chứng nhận tiêm phòng vắc xin cho động vật theo quy định của cơ quan thú y
+ Chủ vật nuôi phải cách ly động vật trước khi đưa vào nuôi tại cơ sở (Từ 15 đến 30 ngày đối với động vật trên cạn; từ 3 đến 30 ngày đối với với động vật dưới nước, lưỡng cư nhập khẩu)
+ Chủ vật nuôi phải báo cáo tới cơ quan thú y về việc bùng phát bệnh động vật kịp thời. Liên hệ với cơ quan thú y địa phương để có thông tin chi tiết.
– Đối với kinh doanh vận chuyển động vật:
+ Phương tiện vận chuyển động vật phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y. Liên hệ với cơ quan thú y địa phương để có thông tin chi tiết
– Đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật:
+ Địa điểm cơ sở phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong cơ sở phải bằng xi măng hoặc bê tông;
+ Đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ như: có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ; Có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu; Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế… Liên hệ với cơ quan thú y địa phương để có thông tin chi tiết
+ Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đáp ứng điều kiện vệ sinh thú y như: được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc… Liên hệ với cơ quan thú y địa phương để có thông tin chi tiết
+ Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định, nước thải phải được xử lý trước khi xả thải.
– Đối với cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
+ Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng;
+ Nơi mua bán, vật dụng dùng trong việc mua bán động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh sạch sẽ sau khi bán;
+ Nơi tập trung, mua bán động vật trên cạn phải xa khu dân cư, các công trình công cộng; được vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi lần tập trung, mua bán động vật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
2. Trình tự thực hiện
– Cơ sở nộp hồ sơ đăng ký về cơ quan thú y theo quy định.
– Kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong phạm vi 30 ngày đối với cơ sở chế biến hoặc 15 ngày đối với cửa hàng, kho bảo quản, phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật , cơ quan thú y có thẩm quyền phải thẩm định điều kiện vệ sinh thú y của cơ sở.
– Khi đủ điều kiện, cơ quan thú y cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở chế biến, cửa hàng, phương tiện vận chuyển.
– Khi kết luận thẩm định là không đủ điều kiện, tổ chức, cá nhân có thể đề nghị thẩm định lại sau khi đã sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu trong lần thẩm định trước.
3. Hồ sơ
– Đơn xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thú y;
– Tờ trình về điều kiện vệ sinh thú y cơ sở. Mỗi địa điểm sản xuất phải có 1 tờ trình riêng;
– Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở.
(Hồ sơ đăng ký nộp về: Cục Thú y, đối với cơ sở chế biến sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Chi cục Thú y đối với cơ sở chế biến sản phẩm động vật tiêu thụ trong nước).
4. Lệ phí
– Được quy định cụ thể tại Thông tư 04/2012/TT-BTC quy định về chế độ thu nộp quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y