Quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh? Các trường hợp khai trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh? Xử lý phần vốn góp của thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty?
Công ty hợp danh được biết đến là một loại hình doanh nghiệp có ý nghĩa khá đặc biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác và sẽ thường được lựa chọn nhằm mục đích để thành lập và phát triển bởi những chủ thể là các nhà đầu tư có các mối quan hệ thân thiết với nhau. Thực chất, công ty hợp danh trong quá trình hoạt động không thể tránh khỏi các nguyên nhân cụ thể khiến những thành viên hợp danh trong công ty không thể cùng nhau hợp tác và các thành viên sẽ bị khai trừ ra khỏi công ty. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về việc khai trừ thành viên trong công ty hợp danh?
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh:
Theo Điều 185
“Điều 185. Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
c) Bị khai trừ khỏi công ty;
d) Chấp hành hành phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
đ) Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất là 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và
3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
b) Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
4. Trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thỏa đáng.
5. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.”
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định khá cụ thể về việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định thì thành viên hợp danh sẽ vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chính mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày thành viên hợp danh đó chấm dứt tư cách thành viên đối với công ty.
Sau khi thành viên hợp danh chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên hợp danh bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của thành viên hợp danh sẽ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các trường hợp khai trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh:
Thành viên hợp danh như chúng ta đã biết được hiểu là thành viên bắt buộc về mặt pháp lý và thành viên hợp danh cũng là thành viên có vai trò trụ cột của công ty hợp danh, mặc dù vậy thì pháp luật doanh nghiệp hiện hành vẫn cho phép và quy định khá rõ ràng, cụ thể các trường hợp công ty hợp danh được phép khai trừ thành viên hợp danh của công ty.
Cụ thể, theo quy định cụ thể tại
– Những thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp thành viên hợp danh không có khả năng góp vốn hoặc không thực hiện việc góp vốn như đã cam kết sau khi công ty hợp danh đã có yêu cầu lần thứ hai.
– Những thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp thành viên hợp danh có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
– Những thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp thành viên hợp danh tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc thành viên hợp danh có hành vi không thích hợp khác trong công việc gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty hợp danh và các thành viên khác.
– Những thành viên hợp danh của công ty hợp danh sẽ bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp thành viên hợp danh không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh theo quy định của pháp luật hoặc theo Điều lệ công ty.
Bên cạnh đó thì pháp luật doanh nghiệp cũng đã đưa ra các quy định về những hạn chế của các chủ thể là thành viên hợp danh, hay nói cách khác chính là những hành vi mà các chủ thể là những thành viên hợp danh không được phép thực hiện khi đang tại chức bao gồm các hành vi sau đây:
– Thành viên hợp danh không được quyền làm chủ các doanh nghiệp tư nhân hoặc các thành viên hợp danh không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty.
– Thành viên hợp danh sẽ không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện hoạt động kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của các chủ thể là những tổ chức, cá nhân khác.
– Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc chuyển toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty hợp danh cho người khác nếu các thành viên hợp danh đó không nhận được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty.
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, ta nhận thấy rằng, ngoài việc thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty hợp danh, tư cách của thành viên hợp danh cũng sẽ chấm dứt trong các trường hợp khi thành viên hợp danh tự nguyện rút vốn khỏi công ty; hay trong trường hợp thành viên hợp danh đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hay hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự và các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định cụ thể.
3. Xử lý phần vốn góp của thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty:
Ta có thể hiểu các chủ thể là những thành viên hợp danh của công ty hợp danh theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể là các cá nhân. Các công ty hợp danh bắt buộc phải có các chủ thể là những thành viên hợp danh, ít nhất từ 02 thành viên hợp danh.
Thành viên hợp danh được hiểu cơ bản chính là những người có ý nghĩa và vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty hợp danh cả về mặt pháp lý và thực tế. Trong quá trình hoạt động của công ty hợp danh, các thành viên hợp danh của công ty theo quy định của pháp luật sẽ được hưởng những quyền và lợi ích cơ bản trong công ty hợp danh, bên cạnh đó thì các thành viên hợp danh sẽ có trách nhiệm phải thực hiện những nghĩa vụ tương xứng để nhằm mục đích có thể bảo vệ quyền và lợi ích của công ty và người liên quan. Các quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong giai đoạn hiện nay đang được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty hợp danh.
Theo quy định tại Điều 185
Như vậy, căn cứ the phân tích được nêu trên, về phần vốn góp của các chủ thể là những thành viên hợp danh thì khi thành viên hợp danh bị khai trừ vì vi phạm điều lệ công ty thì các thành viên hợp danh sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trích từ vốn góp của thành viên đó. Số tiền còn lại của phần góp vốn sẽ được công ty hợp danh trả lại cho thành viên hợp danh bị khai trừ đó nếu công ty không có các quy định cụ thể khác.