Đòi lại phần đất mua bán chung với người khác. Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của Luật đất đai 2013.
Đòi lại phần đất mua bán chung với người khác. Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tên là Nguyễn Văn Chính sinh năm 1967. Năm 1997, tôi có mua chung với ông Phấn một mảnh đất 200 m2; đứng tên ông Phấn, không có giấy tờ nào của tôi về miếng đất. Năm 1998, 1999, 2000 thì cơ quan thuế của xã thu thuế mảnh đất, người trả tiền là ông Phấn Nhưng năm 2001, 2002 thì cơ quan thuế thu thuế mảnh đất đứng tên tôi Năm 2003 do mâu thuẫn cá nhân. Tôi và ô Phấn có hiềm khích với nhau. Từ đó đến nay tôi cũng không hỏi về miếng đất đó. Cứ nghĩ 2 bên vẫn thống nhất chia đôi miếng đất đó Nhưng hiện nay. Ông Phấn đã làm sổ đỏ miếng đất Tôi xin hỏi, tôi có cơ sở nào để đòi lại miếng đất trên không? Tôi chỉ còn biên lai thu thuế năm 2001, năm 2002 của cơ quan thuế?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Theo nội dung bạn trình bày, hai bên có giao cùng nhau mua chung một diện tích đất, tuy nhiên bạn phải chứng minh được có giao dịch mua bán xảy ra, có chứng cứ chứng minh phần tài sản này thuộc sở hữu chung của hai bên. Theo quy định của pháp luật hiện nay, Luật đất đai 2013 quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp phải thông qua hòa giải ở cơ sở, cụ thể:
"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Ngoài ra, Điều 88
– Về yêu cầu hòa giải giữa các bên: Các bên tranh chấp có quyền tự hòa giải, thông qua hòa giải, thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc yêu cầu UBND cấp xã hòa giải tranh chấp
– Về thời hạn hòa giải: UBND cấp xã thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giả quyết tranh chấp đất đai.
– Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp 1 trong bên tranh chấp vắng mặt đén lần thứ 2 thì được coi là việc hòa giải không thành.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua tổng đài: 1900.6568
+ Kết quả hòa giải tranh chấp phải được lập thành biên bản
– Về phát sinh ý kiến khác của các bên: Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản bề nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành, thì Chủ tịch UBND xã tổ chức lại cuộc hợp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
– Về trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải: UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tiếp theo.
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Theo Điều 203 Luật đất đai 2013:
"2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; "
"3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;"
Do đó, vì gia đình bạn chỉ có biên lai thu thuế năm 2001, 2002, ông Phấn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên gia đình bạn phải có căn cứ chứng minh quyền của mình đối với phần đất mua chung. Nếu sau hòa giải mà không thỏa thuận được bạn có quyền làm đơn khởi kiện tại Toàn án nhân dân cấp huyện để giải quyết tranh chấp.