Giải quyết quyền lợi cho người lao động khi làm việc tại công ty. Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở.
Giải quyết quyền lợi cho người lao động khi làm việc tại công ty. Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi đang làm nhân viên cho một công ty cổ phần được 1 năm, theo tôi biết là công ty đã thành lập và hoạt động được khoảng 3 năm,hiện tại khoảng 150 người. Sau một thời gian làm việc tôi nhận thấy quyền lợi của người lao động không được đảm bảo trong nhiều vấn đề về lương thưởng, chế độ, giờ giấc, kỷ luật,…trong khi đó tại công ty không có một tổ chức nào để người lao động giải bày, đòi hỏi, kể cả tổ chức công đoàn cũng không có,….cho tôi hỏi là người lao động phải làm thế nào? Làm sao để có tổ chức công đoàn.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Công Đoàn 2012, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ.
2. Luật sư tư vấn:
“Bộ luật lao động 2019” quy định người lao động có quyền thành lập và gia nhập công đoàn, đồng thời người sử dụng lao động có trách nhiện tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn; có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. “Bộ luật lao động 2019” cũng nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động
Trình sự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở được quy định cụ thể tại Luật Công Đoàn 2012, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hướng dẫn số 238/HD-TLĐ của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ngày 04/03/2014 thì để thành lập công đoàn cơ sở, trước hết phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Có ít nhất năm đoàn viên Công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
+ Có tư cách pháp nhân. Hoặc trong trường hợp không có tư cách pháp nhân, mà có đủ tư cách pháp nhân phải có dưới 20 đoàn viên hoặc dưới 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; trường hợp không có tư cách pháp nhân hoặc tư cách pháp nhân không đầy đủ thi trên 20 đoàn viên hoặc trên 20 người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn.
– Tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn: Ban vận đồng thành lập Công đoàn cơ sở tại cơ quan tổ chức Ban vận động thành lập Công đoàn do người lao động thành lập dưới sự hướng dẫn của công đoàn cấp trên trực tiếp. Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ đề nghị với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở về hướng dẫn việc tuyên truyền, vận động, thu nhận đơn gia nhập Công đoàn của người lao động và chuẩn bị việc tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
– Tổ chức Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở:sau khi thành lập ban vận đồng thành lập công đoàn, có đủ số lượng người lao động tán thành Điều lệ công đoàn, tự nguyện ra nhập tổ chức thì ban vận động tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở. Nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:
+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
+ Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.
+ Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
+ Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
+ Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.
Việc bầu cử ban chấp hành công đoàn tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá ½ so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử tại hội nghị thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi có tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở và đã bầu ra được ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận đoàn viên và Công đoàn cơ sở.
Công đoàn cấp trên có trách nhiệm thẩm định quá trình tổ chức ban vận động, tập hợp người lao động, đảm bảo tính tự nguyện, khách quan; quá trình tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở và bầu ban chấp hành theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, đảm bảo tính đại diện đối với tập thể người lao động trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Nếu xét thấy việc thành lập công đoàn là đáp ứng đủ điều kiện để công nhận thì ra quyết định công nhận đoàn viên, danh sách đoàn viên, công đoàn cơ cơ, ; ban chấp hành và các chức dnah trong ban chấp hành.
Nếu xét thấy công đoàn cơ sở không đủ điều kiện công nhận thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thông báo không công nhận đoàn viên hoặc công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở. Đồng thời cử cán bộ công đoàn trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động tự nguyện gia nhập công đoàn; quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời công đoàn theo quy định.
Nếu công ty bạn không thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, nếu người lao động xét thấy không được đảm bảo trong nhiều vấn đề về lương thưởng, chế độ, giờ giấc, kỷ luật,… thì người lao động có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty có trụ sở để giải quyết các quyền lợi cho người lao động.