Chuyển nhượng phần vốn góp có phải thay đôi vốn điều lệ không? Thay đổi thành viên công ty do chuyển nhượng vốn.
Chuyển nhượng phần vốn góp có phải thay đôi vốn điều lệ không? Thay đổi thành viên công ty do chuyển nhượng vốn.
Tóm tắt câu hỏi:
Nhà đầu tư A bán cổ phần hiện đang sở hữu của công ty C cho nhà đầu tư B thì vốn điều lệ,vốn pháp định của công ty C sẽ như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp em?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Vốn pháp định được hiểu là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
Do vậy, nếu công ty C kinh doanh nghành nghề mà theo quy định của pháp luật phải tuân thủ quy định về vốn pháp định thì khi nhà đầu tư A bán cổ phần cho Nhà đầu tư B thì nếu có việc mua bán cổ phần của công ty sẽ không làm thay đổi vốn pháp định của công ty cổ phần.
Theo quy định tại Khoản 29 Điều 4
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định:
Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về các trường hợp thay đổi vốn điều lệ trong công ty cổ phần như sau:
5. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
b) Công ty mua lại cổ phần đã phát hành quy định tại Điều 129 và Điều 130 của Luật doanh nghiệp 2014;
c) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
Theo thắc mắc của bạn, vì nhà đầu tư A bán số cổ phần đang sở hữu của Công ty C cho Nhà đầu tư B, do đó nhà đầu tư B sẽ trở thành cổ đông của Công ty C, trường hợp này không thuộc các trường hợp tại Khoản 5 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2014, do vậy sẽ không làm thay đổi số vốn điều lệ ban đầu của Công ty C.