Thu phí, lệ phí áp dụng cho các phương tiện thủy nội địa, tàu biển ra, vào hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa.
Mức thu phí, lệ phí áp dụng cho các phương tiện thủy nội địa, tàu biển ra, vào hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa
I. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 110/2014/NĐ-CP;
– Thông tư 59/2016/TT-BTC.
II. Luật sư tư vấn:
1, Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa, áp dụng dối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bằng phương tiện thủy nội địa. Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đường thủy nội địa trong các khu du lịch khép kín.
Theo đó, kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải.
Điều 4
"1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
5. Kinh doanh vận tải hàng hóa."
Theo đó, các cảng vụ đường thủy nội địa, các cảng vụ hàng hải được giao hoặc ủy quyền quản lý cảng, bến thủy nội địa; các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa phải nộp phí, lệ phí theo quy định. Những trường hợp đặc biệt không phải chịu phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa được quy định tại Điều 3 Thông tư
"- Phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sử dụng vào Mục đích quốc phòng, an ninh (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan Hải quan đang làm nhiệm vụ (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của các cơ quan thanh tra giao thông, Cảng vụ đường thủy nội địa.
– Phương tiện tránh bão, cấp cứu.
– Phương tiện vận chuyển hàng hóa có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn hoặc chở khách dưới 13 ghế.
– Phương tiện vận chuyển phòng chống lụt bão."
Mức thu phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa quy định như sau:
2, Mức thu, lệ phí thu
– Phí trọng tải:
Lượt vào (kể cả có tải, không tải): 165 đồng/tấn trọng tải toàn phần
Lượt ra (kể cả có tải, không tải): 165 đồng/tấn trọng tải toàn phần
– Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa:
Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 10 tấn đến 50 tấn: 5.000 đồng /chuyến
Phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 50 tấn đến 200 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 13 ghế đến 50 ghế: 10.000 đồng/chuyến
Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 200 tấn đến 500 tấn hoặc chở khách có sức chở từ 51 ghế đến 100 ghế: 20.000 đồng/chuyến
Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn hoặc chở khách từ 101 ghế trở lên: 30.000 đồng/chuyến
Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.000 tấn đến 1.500 tấn: 40.000 đồng/chuyến
Phương tiện chở hàng, đoàn lai có trọng tải toàn phần trên 1.500 tấn: 50.000 đồng/chuyến
– Đối với tàu biển vào, ra cảng bến thủy nội địa phải chịu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính ban hành mức thu phí, lệ phí hàng hải; đồng thời không chịu các Khoản phí, lệ phí nêu tại Khoản 1 Điều này.
– Trường hợp trong cùng một chuyến đi, phương tiện vào, ra nhiều cảng bến thủy nội địa thuộc cùng một đại diện Cảng vụ quản lý thì chỉ phải chịu một lần phí, lệ phí theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Phương tiện vào, ra cảng không nhằm Mục đích bốc dỡ hàng hóa, không nhận trả khách áp dụng mức thu phí trọng tải bằng 70% (bảy mươi phần trăm) mức thu phí trọng tải quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Đối với các phương tiện không phải là phương tiện chở hàng hóa được quy đổi khi tính phí trọng tải như sau:
+ Phương tiện chuyên dùng: 01 mã lực tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần.
+ Phương tiện chở khách: 01 giường nằm tương đương với 06 ghế hành khách hoặc tương đương với 6 tấn trọng tải toàn phần; 01 ghế hành khách tương đương với 01 tấn trọng tải toàn phần.
Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến đường thủy nội địa thu bằng đồng Việt Nam. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nộp phí, lệ phí bằng ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi cơ quan thu phí, lệ phí mở tài Khoản tại ngày phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài thực hiện nhiệm vụ phải tuân theo các quy định của pháp luật, không gây phiền hà, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp cảng thủy nội địa, chủ tàu, chủ hàng, phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực cảng, bến; Cảng vụ đường thủy nội địa có trách nhiệm chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng thủy nội địa được phép tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau khi thi hành nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp cảng, chủ tàu, chủ hàng, phương tiện và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan, đảm bảo cho các hoạt động an toàn và hiệu quả.
Các vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác đều phải được trao đổi thống nhất để giải quyết kịp thời; trường hợp không thống nhất, phải kịp thời thông báo cho Cảng vụ đường thủy nội địa biết để giải quyết theo quy định của pháp luật.