Trình tự, thủ tục giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân. Nhà nước giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo trình tự, thủ tục như thế nào?
I. Cơ sở pháp lý:
II. Luật sư tư vấn
1. Giao rừng và hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
Theo quy định tại Khoản 1 Mục II Thông tư 38/2007/TT-BNN, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trên địa bàn cấp xã nơi có rừng có thể được giao các loại rừng sau:
“- Rừng phòng hộ phân tán;
– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng.”
Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân do uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trên cơ sở quỹ rừng của từng địa phương nhưng không vượt quá hạn mức tối đa quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2006/NĐ-CP:
“Điều 22. Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
1. Hạn mức rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao cho mỗi gia đình, cá nhân không quá 30 (ba mươi) ha đối với mỗi loại rừng.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối lại được giao thêm rừng phòng hộ, rừng sản xuất thì diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất giao thêm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá hai mươi lăm (25) ha.
2. Trường hợp diện tích giao rừng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân vượt quá hạn mức quy định tại khoản 1 Điều này thì số diện tích vượt quá hạn mức phải chuyển sang thuê rừng
…
3. Hạn mức giao đất trống thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để sản xuất lâm nghiệp không quá 30 (ba mươi) ha và không tính vào hạn mức nêu tại khoản 1 Điều này. “
2. Trình tự, thủ tục giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân
Trình tự, thủ tục giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Khoản 5 Mục II Thông tư 38/2007/TT-BNN gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Để thực hiện công tác chuẩn bị cho việc giao rừng, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của chủ rừng cho nhân dân ở địa phương mình. Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo giao rừng và Tổ công tác giao rừng cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã. Tiến hành đồng thời với việc Thành lập ban chỉ đạo và Hội đồng giao rừng, ủy ban nhân dân các cấp Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.
Bước 2: Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn
Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn xin giao rừng tại thôn hoặc tại uỷ ban nhân dân cấp xã. Mẫu đơn xin giao rừng được quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 38/2007/TT-BNN.
Sau khi tiếp nhận đơn, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
“+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị ủy ban nhân dân cấp xã phương án và điều chỉnh phương án giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn.
+ Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao rừng báo cáo ủy ban nhân dân xã.
+ Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật; khu rừng giao không có tranh chấp
+ Xác nhận và chuyển đơn của hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan có chức năng tham mưu cho ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp.”
Thời gian thực hiện của Bước 2 là 15 ngày làm việc kể từ sau khi ủy ban nhân dân xã nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ
Cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân từ uỷ ban nhân dân cấp xã chuyển đến có trách nhiệm:
Kiểm tra việc xác định tại thực địa và thẩm định hồ sơ khu rừng sẽ giao cho hộ gia đình, cá nhân. Tổ chức việc kiểm tra xác định tại thực địa phải lập thành văn bản có chữ ký của đại diện tổ chức tư vấn về đánh giá rừng; đại diện ủy ban nhân dân xã và đại diện hộ gia đình, cá nhân xin giao đất.
Lập
Thời gian thực hiện bước 3 là 15 ngày làm việc.
Bước 4: Quyết định việc giao rừng
Uỷ ban nhân dân cấp huyện sau khi nhận được
>>>
Bước 5: Thực hiện quyết định giao rừng
Khi nhận được quyết định giao rừng của uỷ ban nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm: tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề; việc bàn giao rừng phải lập thành biên bản bàn giao rừng có sự tham gia và ký tên của đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã, đại diện hộ gia đình, cá nhân.
Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rõ ranh giới đóng mốc khu rừng được giao với sự chứng kiến của đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã và các chủ rừng liền kề
Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng những nội dung công việc của mỗi bước cho tới khi hoàn thành việc giao rừng; nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và