Quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam. Tàu quân sự nước ngoài có quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam trong trường hợp nào?
Quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam. Tàu quân sự nước ngoài có quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam trong trường hợp nào?
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Luật Biển Việt Nam 2012:
Tàu quân sự là tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài thể hiện rõ quốc tịch của quốc gia đó, do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương; được điều hành bởi thuỷ thủ đoàn hoạt động theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
Luật biển Việt Nam 2012 có quy định:
"Lãnh hải của Việt Nam là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển."
Theo quy định tại Điều 23 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định về đi qua không gây hại trong lãnh hải:
"- Đi qua lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhằm một trong các mục đích sau:
+ Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy Việt Nam, không neo đậu lại trong một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam;
+ Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy Việt Nam hay đậu lại hoặc rời khỏi một công trình cảng, bến hay nơi trú đậu ở bên ngoài nội thủy Việt Nam.
– Việc đi qua lãnh hải phải liên tục và nhanh chóng, trừ trường hợp gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn.
– Việc đi qua không gây hại trong lãnh hải không được làm phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn trên biển. Việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam bị coi là gây phương hại đến hòa bình, quốc phòng, an ninh của Việt Nam, trật tự an toàn xã hội nếu tàu thuyền đó tiến hành bất kỳ một hành vi nào sau đây:
+ Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam;
+ Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác; thực hiện các hành vi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc;
+ Luyện tập hay diễn tập với bất kỳ kiểu, loại vũ khí nào, dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Thu thập thông tin gây thiệt hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
+ Tuyên truyền nhằm gây hại đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam;
+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện bay lên tàu thuyền;
+ Phóng đi, tiếp nhận hay xếp phương tiện quân sự lên tàu thuyền;
+ Bốc, dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu thuyền trái với quy định của pháp luật Việt Nam về hải quan, thuế, y tế hoặc xuất nhập cảnh;
+ Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển;
+ Đánh bắt hải sản trái phép;
+ Nghiên cứu, điều tra, thăm dò trái phép;
+ Làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hoặc của thiết bị hay công trình khác của Việt Nam;
+ Tiến hành hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Do vậy khi thực hiện quyền đi qua không gây hại, tàu thuyền phải tuân thủ đầy đủ các quy định về đi qua không gây hại.
Ngoài ra, quy chế pháp lý của tàu thuyền quân sự nước ngoài được ghi nhận cụ thể tại Nghị định 104/2012/NĐ-CP ngày 05/12/2012. Theo Nghị định 104/2012/NĐ-CP về “Nguyên tắc chung đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam”. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia có tàu và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam. Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận, trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để vào cảng:
+ Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ;
+ Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;
+ Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;
+ Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;
+ Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm cho an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký;
+ Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.
– Tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của nước có tàu quân sự. Trường hợp tàu quân sự nước ngoài muốn treo cờ lễ, cờ tang, kéo còi trong các dịp nghi lễ của nước mình, Thuyền trưởng/Trưởng đoàn phải xin phép và được Cảng vụ hàng hải hoặc cấp có thẩm quyền tại cảng biển, cảng quân sự nơi tàu neo đậu chấp thuận.
– Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam (chuyển cảng) phải ghi rõ tại Công hàm đề nghị và Tờ khai (Mẫu 1 hoặc Mẫu 2) và được Bộ Quốc phòng chấp thuận bằng văn bản.
Như vậy, trong quy định tại Nghị định 104/2012/NĐ-CP, chủ trương của nhà nước ta là yêu cầu tàu quân sự khi vào lãnh hải phải xin phép trước. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là do sức mạnh hải quân của Việt Nam còn yếu chưa thể kiểm soát hết được tất cả các tàu thuyền (đặc biệt là tàu quân sự) hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ quyền. Hơn nữa, vấn đề này lại tương đối nhạy cảm có liên quan đến việc bảo vệ an ninh, quốc phòng của Việt Nam nên có thể thấy chúng ta đã khá thận trọng khi đưa ra những quy định như vậy.