Chấm dứt việc chung sống như vợ chồng có được yêu cầu cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng theo quy định pháp luật.
Chấm dứt việc chung sống như vợ chồng có được yêu cầu cấp dưỡng. Mức cấp dưỡng theo quy định pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Em đã có gia đình, 1 chồng và 1 con trai. Cuốc sống gia đình không hạnh phúc. Năm 2013 em có quen 1 anh công an. Chúng em qua lại với nhau. Anh ấy cũng biết em có gia đình rồi. Em cũng biết anh ấy có gia đình rồi. Nhưng hai người vẫn qua lại, vẫn quan tâm. Rồi em có bầu được 3 tháng em mới biết. Em có bảo anh ấy là bỏ đi. Nhưng anh ấy không đồng ý bỏ. Năm 2015 em sinh con, là 1 bé gái. Khi em mang bầu, anh không quan tâm, khi em đi sinh thì đi 1 mình. Chồng em đi làm xa và không ở nhà. Em chưa bao giờ bắt anh trách nhiệm hay đòi tiền anh về nuôi con cả. Cho đến đợt vừa rồi, em khó khăn, 1 mình em lo cho hai con và em có nói với anh ấy. Nhưng anh ấy không nói gì. Đỉnh điểm là đợt vừa qua, em cho con gái đi gửi trẻ tư và họ đã xâm phạm con gái em. Con bé nó còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau ấy. Con em được 15 tháng tuổi. Và em có nói chuyện đó với anh, nhưng anh làm ngơ, không nói gì. Em đã mang con đi xét nghiệm ADN, vì lúc trước anh không nhận con, còn nói với mọi người là không phải con anh ấy. Từ khi con bé bị xâm hại, em ở nhà trông con không đi làm được nên cuộc sống cũng rất khó khăn. Nên em muốn đưa đơn yêu cầu anh ấy phải có trách nhiệm với con, 1 mình em không ghánh vác hết được. Vậy luật sư cho em hỏi: Nếu em đưa đơn yêu cầu anh có trách nhiệm với con thì anh ấy có bị ảnh hưởng gì về công việc, con đường thăng tiến không? Nếu em đưa đơn kiện thì anh ấy sẽ bị ảnh hưởng như thế nào và ảnh hưởng ra sao? Vì anh ta là công an, em là dân nghèo lên em không thể nào nói được anh ta. Em dẹp bỏ thể diện để cho con em có cuộc sống đầy đủ. Và em sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, em là dân văn phòng bình thường không phải thuộc cơ quan nhà nước! Và khi em đưa đơn yêu cầu có trách nhiệm với con em thì em cần làm những thủ tục gì và gửi những cơ quan nào? Kính mong luật sư tư vấn giúp em trường hợp này.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật hôn nhân gia đình 2014;
2. Luật sư tư vấn:
Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
"- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
+ Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định."
Trong trường hợp này, do bạn và anh ta không có kết hôn mà anh ta lại không chấp nhận đứa bé là con của mình nên bạn cần làm đơn khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi người cha của đứa bé cư trú để xác định cha cho con.
* Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:
– Đơn yêu cầu xác định cha cho con (có thể xin tại Tòa án);
– Chứng minh thư nhân dân của mẹ (photo có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu của mẹ (photo có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (photo có chứng thực);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con (có thể là: Giấy tờ hoặc thư do người bị kiện viết trong đó có thừa nhận đứa bé là con mình; Xác nhận của công đồng dân cư về việc chung sống như vợ chồng, Giấy xét nghiệm ADN,…).
Việc xác định cha cho con Tòa án có thể yêu cầu trưng cầu giám định ADN, nếu kết quả thử ADN chính xác là con của anh ta mà anh ta không chịu thừa nhận. Khi đó, Tòa án sẽ xác định quan hệ cha con trong trường hợp này. Khi đó, anh ta có các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:
"- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Do đó, anh ta có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014. Mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định căn cứ vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống…
Trường hợp này do bạn đang có chồng và anh ta cũng đang có vợ mà bạn và anh ta lại chung sống với nhau như vợ chồng thì tùy theo mức độ nghiêm trọng thì bạn và anh ta có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 1900.6568
– Về xử phạt vi phạm hành chính: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì người nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Do đó, bạn và anh ta có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.
– Về xử lý trách nhiệm hình sự: Căn cứ tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó.
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…
– Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Theo đó, nếu bạn và anh ta chung sống với nhau như vợ chồng mà gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Ngoài ra, người này đang làm trong ngành công an, sẽ bị xử lý theo quy chế ngành công an tại nơi người đó làm việc.