Xây dựng trang trại chăn nuôi trên đất rừng sản xuất có vi phạm pháp luật? Có được xây dựng trang trại trên đất rừng sản xuất không? Xử phạt khi sử dụng đất không đúng mục đích?
Hiện nay, người dân đặc biệt là những người nông dân trực tiếp sử dụng, khai thác trên đất nông nghiệp hiểu biết những quy định của Nhà nước về đất đai mình trực tiếp sử dụng rất hạn chế, có rất nhiều trường hợp thắc mắc đặt ra nhưng khó khăn nhận lại câu trả lời: họ không biết có được chăn nuôi gà vịt, trâu bò trên đất rừng hay không và cứ thế họ làm mà không biết hỏi ai là có được làm được hay không; họ không biết việc làm như vậy có bị phạt và nếu có thì phạt như thế nào?… để rồi họ đầu tư vào làm trang trại trên đất trồng rừng rất nhiều, thậm chí vay vốn mất rất nhiều kinh phí cho việc xây dựng, cải tạo nhằm mục đích chăn nuôi canh tác lâu dài.
Để giảm những rủi ro có thể gặp phải cho người dân ở trên, chúng tôi tóm tắt những quy định pháp lý Nhà nước đã quy định về việc ‘có được xây dựng trang trại trên đất rừng sản xuất không?’, với mong muốn giúp người dân tiếp cận đến những khía cạnh pháp lý trong nhiều tình huống đời sống mình gặp phải một cách dễ dàng, không bị ‘choáng ngợp’ bởi quá nhiều quy định pháp lý chung.
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân loại đất xây dựng trang trại và đất rừng sản xuất:
- 2 2. Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại:
- 3 3. Mức phạt khi chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định từ đất rừng sản xuất sang đất làm trang trại:
- 4 4. Xây dựng trang trại trên đất rừng sản xuất có bắt buộc phải tháo dỡ không?
1. Phân loại đất xây dựng trang trại và đất rừng sản xuất:
Đất trang trại có thể hiểu là đất mà người dân canh tác với những hoạt động chính như: chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, sản xuất lương thực, thực phẩm,…
Căn cứ theo quy định tại Điều 10
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
– Đất rừng sản xuất;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Như vây, từ căn cứ trên có thể thấy loại đất rừng sản xuất và đất xây dựng trang trại là 02 loại đất được xếp vào cũng một nhóm đất là đất nông nghiệp.
2. Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại:
Việc chuyển mục đích sử dụng đất trong cùng một nhóm đất cụ thể là chuyển từ đất rừng sản xuất sang đất làm trang trại có phải làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 57
– Trường hợp chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Trường hợp chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
Như vây, có thể thấy việc chuyển đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp cụ thể là mục đích sử dụng đất làm trang trại người dân cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân quận/ huyện.
Để được sự chấp thuận từ phía cơ quan Nhà nước người dân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Người dân có thể chuẩn bị những giấy tờ trên, sau đó nộp hồ sơ lên Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Uỷ ban nhân dân quận/ huyện. Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, xác minh thực địa, trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xin quyết định chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại.
3. Mức phạt khi chuyển mục đích sử dụng đất trái quy định từ đất rừng sản xuất sang đất làm trang trại:
Theo quy định tại mục 2, trường hợp chuyển mục đích từ đất rừng sản xuất sang đất trang trại chúng ta cần làm thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất và được sự chấp thuận từ phía Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, lúc này chúng ta mới được phép làm chuyển mục đích sử dụng đất ở thực tế như: xây dựng trang trại nuôi lợn, gà, trâu, bò… trên đất rừng sản xuất đó. Nếu chúng ta không làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như đã nêu trên mà thực tế đã chuyển mục đích sử dụng đất, khi cơ quan Nhà nước kiểm tra sẽ bị phạt căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.
Như vậy, mức phạt nhẹ nhất cho việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất làm trang trại mà không xin cấp phép là 3.000.000 đồng và mức phạt nặng nhất là 50.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng những hình phạt bổ sung như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc đăng ký đất đai theo quy định, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
4. Xây dựng trang trại trên đất rừng sản xuất có bắt buộc phải tháo dỡ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Diện tích 45.000 m2, nguồn gốc sử dụng đất trên bản vẽ đã thẩm định theo quy hoạch sử dụng đất của UBND tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 (một phần tầm 4000 m2 rừng sản xuất, còn lại là đồi núi chưa sử dụng). Đất mua lại từ những hộ dân trong xã, từ năm 2002-2009 (giấy tờ tay không có xác nhận địa phương. Từ 2009 trồng rừng keo lá tràm. Năm 2011 đo vẽ theo diện tích sử dụng đất đã có xác nhận hiện trạng sử dụng đất của cơ quan chức năng. Cuối năm 2013, đầu năm 2014 đầu tư xây dựng trại chăn nuôi heo rừng lai đến đầu năm 2015 mở rộng diện tích chăn nuôi có đầu tư thêm về cơ sở hạ tầng. Ngày 21/3/2016 cán bộ đô thị TP Nha Trang – Khánh hoà có đến kiểm tra việc xây dựng trại chăn nuôi, sau đó 2 ngày có công văn gởi về UBND xã Vĩnh Thái – TP Nha Trang yêu cầu hộ dân tháo dỡ nhưng mình vẫn chưa nhận được thông báo cụ thể nên chưa biết mục đích tháo dỡ, chưa biết rõ mình đã làm sai quy định nào trong Luật đất đai 2013?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
“- Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
– Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
– Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”
Theo thông tin bạn cung cấp, trong 45.000 m2 đất, có 4.000 m2 đất rừng sản xuất, phần đất còn lại bạn không nói rõ mục đích sử dụng đất là đất gì? Theo quy định tại điểm c) Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định rõ bạn phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Việc bạn chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:
Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp chuyển mục đích trên;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị định 91/2019/NĐ-CP; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP.
Như vậy, việc bạn chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Tháo dỡ toàn bộ tài sản đã xây dựng trên đất, thu hồi số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, Buộc phải đăng ký đất đai theo quy định.