Vấn đề ủy thác thi hành án dân sự? Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự? Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự? Thủ tục ủy thác thi hành án dân sự theo Luật thi hành án dân sự 2014.
Uỷ thác thi hành án dân sự còn được hiểu là việc chuyển giao toàn bộ hoặc từng phần quyết định thi hành án từ cơ quan thi hành án này sang cơ quan thi hành án khác theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằm đảm bảo việc thi hành án các bản án, quyết định của Toà án liên tục và trên thực tế, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân được pháp luật bảo vệ.
Trên thực tế, trong quá trình tổ chức thi hành các bản án, quyết định không ít những trường hợp bản án, quyết định có liên quan đến nhiều người phải thi hành án ở những nơi khác nhau, tài sản, thu nhập của người phải thi hành án ở những nơi khác nhau hoặc trong quá trình thi hành án người phải thi hành án chuyển đi nơi khác…đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình thi hành án. Trong trường hợp này, để tăng hiệu quả của việc tổ chức thi hành bản án, quyết định thì phải tổ chức ủy thác cho cơ quan thi hành án nhận uỷ thác là cơ quan có điều kiện thuận lợi và dễ dàng hơn để thi hành vụ việc, đồng thời góp phần giảm bớt chi phí của nhà nước và đương sự.
1. Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự
Nguyên tắc ủy thác thi hành án dân sự được pháp luật quy định tại Điều 55
Thứ nhất, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự (THADS) phải uỷ thác thi hành án cho cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở.
Trong đó, khi thực hiện việc uỷ thác cần xác định rõ các căn cứ sau đây:
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có tài sản: Việc xác định người phải thi hành án có tài sản ở địa phương nào được thực hiện thông qua công tác xác minh điều kiện thi hành án và để việc uỷ thác được chính xác thì công tác xác minh cũng phải đúng và đầy đủ.
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án làm việc: Thông thường, nơi làm việc của người phải thi hành án cũng là nơi chi trả thu nhập cho họ, chính vì vậy để thuận tiện hơn trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người phải thi hành án trong trường hợp họ không tự nguyện thi hành án. Khi xác minh nơi làm việc cần chú ý xác định rõ hình thức làm việc của họ như thế nào (Công chức hay làm việc theo hợp đồng dài hạn, ngắn hạn ….). Việc làm rõ những vấn đề trên đảm bảo việc uỷ thác được chặt chẽ và đúng với mục đích, ý nghĩa của nó.
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án cư trú: Hiện nay, một số cơ quan THADS còn lúng túng trong việc xác định nơi cư trú hoặc xác định không đúng nơi cư trú của người phải thi hành án, dẫn đến việc uỷ thác tràn lan, gây khó khăn cho cơ quan thi hành án được uỷ thác. Khi xác định nơi cư trú của người phải thi hành án, Chấp hành viên cần căn cứ vào quy định tại Luật Cư trú năm 2006. Ví dụ Điều 12 Luật cư trú 2006 quy định xác định nơi cư trú của công dân.
Ngoài ra, các Điều 13, 14, 15, 16 và Điều 17 của Luật cư trú quy định cách xác định nơi cư trú trong từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, trước khi thực hiện việc uỷ thác thi hành án, Chấp hành viên cần nghiên cứu kỹ và xác định rõ ràng địa phương nào là nơi cư trú của người phải thi hành án theo quy định của Luật cư trú để tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị ra quyết định uỷ thác đúng đến nơi cần uỷ thác, đảm bảo việc tổ chức thi hành án được thuận lợi.
+ Uỷ thác đến cơ quan THADS nơi người phải thi hành án có trụ sở: Trong trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì việc uỷ thác có thể thực hiện đến cơ quan THADS nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
Thứ hai, Trường hợp người phải thi hành án có tài sản, làm việc, cư trú hoặc có trụ sở ở nhiều địa phương thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác thi hành án từng phần cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án để thi hành phần nghĩa vụ của họ.
Trường hợp ủy thác thi hành nghĩa vụ liên quan đến tài sản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy thác đến cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản; nếu không xác định được nơi có tài sản hoặc nơi có tài sản trùng với nơi làm việc, cư trú, có trụ sở của người phải thi hành án thì ủy thác đến nơi làm việc, cư trú hoặc nơi có trụ sở của người đó.
Trường hợp thi hành nghĩa vụ liên đới mà người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản ở các địa phương khác nhau thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự uỷ thác toàn bộ nghĩa vụ thi hành án đến cơ quan thi hành án dân sự thuộc một trong các địa phương nơi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án.
Thứ ba, việc ủy thác phải thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xác định có căn cứ ủy thác. Trường hợp cần thiết phải ủy thác việc thi hành quyết định của Tòa án về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì việc uỷ thác phải thực hiện ngay sau khi có căn cứ uỷ thác.
2. Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự
Thẩm quyền ủy thác thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật thi hành án 2014 như sau:
“1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh ủy thác thi hành các bản án, quyết định sau đây:
a) Ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác thi hành các bản án, quyết định về nhận người lao động trở lại làm việc hoặc bồi thường thiệt hại mà người phải thi hành án là cơ quan nhà nước cấp tỉnh trở lên; bản án, quyết định có yếu tố nước ngoài hoặc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; quyết định của Trọng tài thương mại; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;
b) Ủy thác cho cơ quan thi hành án cấp quân khu thi hành vụ việc mà đương sự hoặc tài sản có liên quan đến quân đội trên địa bàn;
c) Ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện vụ việc khác, trừ những trường hợp quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.
2. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi khác, cơ quan thi hành án cấp quân khu, cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện khác có điều kiện thi hành.
3. Cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác vụ việc thuộc thẩm quyền thi hành án của mình cho cơ quan thi hành án cấp quân khu khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có điều kiện thi hành.”
Trong phạm vi Điều 56 quy định cụ thể về thẩm quyền uỷ thác của các cơ quan THADS. Cần lưu ý, tại điểm a khoản 1 Điều này cũng phải được hiểu vừa là thẩm quyền uỷ thác đi và cũng vừa là thẩm quyền nhận uỷ thác của cơ quan THADS cấp tỉnh. Cơ quan THADS cấp huyện không được ủy thác cho cơ quan THADS cấp tỉnh của tỉnh mình.
Cơ quan THADS khi thực hiện việc uỷ thác cần bám sát và thực hiện đúng quy định tại Điều 56 vì nếu uỷ thác không đúng thẩm quyền sẽ là căn cứ để cơ quan thi hành án nhận uỷ thác gửi trả lại hồ sơ uỷ thác theo quy định tại khoản 2 Điều 57. Điều đó làm cho việc thi hành án bị kéo dài và mục đích, ý nghĩa của việc uỷ thác sẽ không đạt được.
3. Thủ tục ủy thác thi hành án dân sự
Điều 57 Luật thi hành án dân sự 2014 quy định:
“1. Trước khi ủy thác, cơ quan thi hành án dân sự phải xử lý xong tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản ủy thác. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng xét thấy cần ủy thác thì phải ra quyết định thu hồi một phần hoặc toàn bộ quyết định thi hành án và ra quyết định ủy thác cho nơi có điều kiện thi hành.
2. Cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác không được trả lại quyết định ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác mà phải tiếp tục thực hiện việc thi hành án theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quyết định ủy thác có sự nhầm lẫn, sai sót rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan nhận ủy thác thi hành án, nội dung thi hành án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án dân sự đã ủy thác về việc nhận được quyết định ủy thác.”
Trong thực tiễn thực hiện việc uỷ thác, một số cơ quan thi hành án khi nhận hồ sơ uỷ thác đã không thụ lý và trả lại cơ quan thi hành án đã uỷ thác với lý do trong bản án có nhiều khoản phải thi hành, trong đó có khoản tiêu huỷ tang vật thì chỉ khi nào cơ quan thi hành án thi hành xong khoản tiêu huỷ tang vật mới được uỷ thác khoản còn lại, cách hiểu như vậy là không đúng với quy định.
Theo tinh thần của điều luật trên thì đối với những tài sản tạm giữ, thu giữ, tài sản kê biên tại địa bàn có liên quan đến khoản uỷ thác, thì cơ quan thi hành án mới cần phải xử lý trước khi thực hiện việc uỷ thác. Các tài sản có liên quan đến khoản uỷ thác trong quy định trên là các trường hợp tài sản đã được tuyên kê biên hoặc được tuyên hoàn trả cho đương sự nhưng dùng để đảm bảo thi hành án. Còn đối với khoản tiêu huỷ tang vật không có liên quan đến các khoản phải thi hành khác. Do đó cơ quan THADS có thể thực hiện ngay việc uỷ thác mà không cần phải chờ tiêu huỷ tang vật xong. Các cơ quan thi hành án nhận uỷ thác cần lưu ý thực hiện và không được trả lại hồ sơ uỷ thác mà phải tiếp nhận và tổ chức thi hành theo đúng quy định.
Ngoài ra, quy định tại Điều 20 Nghị định 58/2009/NĐ-CP Hướng dẫn
Việc thực hiện ủy thác thi hành án còn được hướng dẫn chi tiết tại Diều 16
“1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ủy thác thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; đối với loại tài sản khác thì có thể ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản tổ chức thi hành.
2. Trường hợp người phải thi hành án có nhiều tài sản ở nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ủy thác theo thứ tự sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Nơi có tài sản đủ để thi hành án;
c) Trường hợp tài sản không đủ để thi hành án thì ủy thác đến nơi có tài sản giá trị lớn nhất, nơi có nhiều tài sản nhất.
3. Trường hợp bản án, quyết định tuyên tài sản bảo đảm cho khoản phải thi hành án cụ thể mà tài sản đó ở nơi khác thì có thể ủy thác khoản phải thi hành án mà tài sản đó bảo đảm cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản bảo đảm.
4. Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định; bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu khác có liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
5. Trường hợp người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở ở địa phương thì cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác thực hiện theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự; trường hợp xác định người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành.”
4. Quyết định ủy thác thi hành án phải ghi rõ nội dung ủy thác, khoản đã thi hành xong, khoản tiếp tục thi hành và các thông tin cần thiết cho việc thực hiện ủy thác.
Khi gửi quyết định ủy thác thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải gửi kèm theo bản án, quyết định; bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản và các tài liệu khác có liên quan, nếu có. Trong trường hợp phải ủy thác cho nhiều nơi thì cơ quan thi hành án dân sự sao chụp bản án, quyết định và các tài liệu khác có liên quan thành nhiều bản, có đóng dấu của cơ quan thi hành án dân sự nơi ủy thác để gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi nhận ủy thác.
5. Trường hợp người phải thi hành án không có tài sản hoặc không cư trú, làm việc hoặc không có trụ sở ở địa phương thì cơ quan thi hành án dân sự nhận ủy thác thực hiện theo quy định tại Điều 44a Luật Thi hành án dân sự; trường hợp xác định người phải thi hành án có tài sản hoặc cư trú, làm việc hoặc có trụ sở ở địa phương khác thì ủy thác tiếp cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có điều kiện thi hành.”
Theo đó, pháp luật đã quy định và hướng dẫn rõ ràng hơn cho một số trường hợp trong quá trình ủy thác thi hành án dân sự, góp phần cho việc ủy thác thi hành án dân sự được diễn ra nhanh chóng và phát huy đúng với mục đích ý nghĩa của hoạt động này.