Xác định lại vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước. Thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Xác định lại vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước. Thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ doanh nghiệp nhà nước quy định tại
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Như chúng ta đã biết, theo ghi nhận của pháp luật về doanh nghiệp, cụ thể tại Khoản 8, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rằng doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Chính phủ đang thực hiện việc chuyển đổi mô hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, cũng như thoái vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp này, để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, cũng như bổ sung một nguồn tài chính lớn vào ngân sách nhà nước.
Chính vì vậy. việc thay đổi, cũng như bổ sung vốn điều lệ của các doanh nghiệp nhà nước, theo đó phương thức xác định lại vốn điều lệ đã được đặt ra. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2015 sắp tới. Theo đó, theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 9, Nghị định 91/2015/NĐ-CP thì vốn điều lệ điều chỉnh của doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:
Vốn điều lệ xác định lại
=
Vốn điều lệ đã được phê duyệt trước thời điểm xác định lại
+
Mức vốn điều lệ được điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại
Mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng tối thiểu trong 03 năm kể từ năm xác định lại
=
Mức vốn đầu tư từ các nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp hoặc Quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp nhà nước được ghi trong dự án đầu tư hình thành tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp ngành kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định chủ trương đầu tư trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ, bao gồm cả các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang triển khai thực hiện
+
Mức vốn đầu tư từ các nguồn được phê duyệt từ ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước hoặc Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước hoặc Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tối thiểu 03 năm kể từ năm xác định điều chỉnh vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước
>>> Luật sư tư vấn pháp
Để được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh mức vốn điều lệ, Doanh nghiệp Nhà nước phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9, Nghị định 91/2015/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:
"a) Bản sao Quyết định phê duyệt vốn điều lệ của cấp có thẩm quyền thời điểm trước khi đề nghị điều chỉnh lại vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước;
b) Văn bản giải trình phương pháp xác định mức vốn điều lệ điều chỉnh (kèm theo bản sao quyết định phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp nhà nước); giải trình các nguồn vốn để bổ sung vốn điều lệ;
c) Bản sao Quyết định của cấp có thẩm quyền công bố kết quả xếp loại của doanh nghiệp trong 03 năm liền kề trước khi đề nghị điều chỉnh lại vốn điều lệ."
Về trình tự phê duyệt điều chỉnh mức vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước được quy định cụ thể tại Điểm b, c, Khoản 2, Điều 9, Nghị định 91/2015/NĐ-CP thỉ như vậy, doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện chủ sở hữu. Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể tè ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải tiến hành xem xét hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan tài chính cùng cấp. Tiếp đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài chính cùng cấp phải đưa ra ý kiến bằng văn bản và gửi lại cho cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp. Cuối cùng, Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào ý kiến của cơ quan tài chính, sau đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn điều lệ đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp có mức vốn điều lệ điều chỉnh tăng tương đương mức vốn thuộc dự án quan trọng của quốc gia sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Mong rằng, với những quy định mới của Nghị định 91/2015/NĐ-CP sẽ góp phần đảm bảo hoạt động có hiệu quả của những doanh nghiệp nhà nước.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thay đổi vốn điều lệ theo quy định pháp luật hiện hành
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại