Vợ nhắn tin yêu đương với người đàn ông khác thì làm thế nào? Hành vi này có bị xử lý hành chính hay hình sự không?
Vợ nhắn tin yêu đương với người đàn ông khác thì làm thế nào? Hành vi này có bị xử lý hành chính hay hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cháu và vợ cháu đăng ký kết hôn và cưới nhau được 3 năm, giờ vợ cháu đi làm cơ quan nhà nước. Có anh ở cơ quan suốt ngày nhắn tin yêu đương phá hoại gia đình cháu làm cho vợ chồng cháu mâu thuẫn. Theo luật sư cháu phải giải quyết thế nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC.
2. Luật sư tư vấn:
Khoản 3.1 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC quy định về chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà vợ chồng lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…
Nếu vợ bạn có hành vi chung sống như vợ chồng với người đàn ông khác thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Trước tiên, Người có hành vi vi phạm phải chịu xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:
"- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình qua tổng đài: 1900.6568
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;"
Đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người có hành vi vi phạm phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 147 Bộ luật hình sự 1999 quy định:
"1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm."
Khoản 3.2 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
"- Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…
– Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm."
Nếu vợ bạn chỉ nhắn tin qua lại với người đàn ông khác thì đây chỉ mang tính xã hội, liên quan đến đạo đức con người, không có căn cứ để xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu việc vợ bạn nhắn tin với người đàn ông khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng bạn thì bạn nên phân tích rõ đối với vợ bạn về hành vi này, bạn có thể yêu cầu gặp mặt người đàn ông đó trực tiếp để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, bạn không được có bất kỳ hành vi nào gây thiệt hại đến sức khỏe của người đàn ông đó.